386 lượt xem

Điều gì tạo nên thành công của một dự án SEO? Đó chính là quy trình SEO website chuẩn mực, đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí xếp hạng của công cụ tìm kiếm trong đó có Google. Vậy các bước để thực hiện cần những gì? Nên bắt đầu từ đâu? Làm như thế nào? Hãy cùng Alla tìm hiểu nhé!

Quy trình SEO tổng thể

Quy trình SEO là gì?

Quy trình SEO được hiểu là các bước thực hiện nhằm tối ưu hóa website trên công cụ tìm kiếm phổ biến nhất tại Việt Nam là Google. Quy trình SEO bao gồm các công việc như nghiên cứu từ khóa, nghiên cứu đối thủ, tối ưu Onpage,…. Một quy trình SEO cũng giúp bạn hiểu rõ hơn từng bước, từng vấn đề bạn cần làm sao cho dự án đạt hiệu quả nhất.

Quy trình SEO website tổng thể
Quy trình SEO website tổng thể giúp bạn nắm rõ từng bước thực hiện cho dự án SEO

Tầm quan trọng của quy trình SEO tổng thể

Đối với một người làm SEO việc nắm rõ quy trình SEO là yếu tố quan trọng giúp công việc của bạn đi đúng hướng. Bạn có thể thấy rõ được lợi ích khi có một quy trình SEO tổng thể như:

  • Tiết kiệm thời gian: Quy trình SEO giúp bạn rút ngắn thời gian làm SEO của mình rất nhiều bởi bạn sẽ không cần phải trả lời câu hỏi “Làm như thế nào?” nữa.
  • Biết được mình cần làm gì: Ngoài các bước cần thực hiện, quy trình SEO còn cho bạn thấy được trình tự cần làm.
  • Hạn chế rủi ro khi làm SEO: Việc có quy trình SEO rõ ràng chi tiết giúp bạn giảm thiểu được những rủi ro cho những thử nghiệm. Kiểm soát và đánh giá khi có thay đổi nhân sự trong dự án SEO.

Quy trình SEO website tổng thể tại Alla

Sau khi đọc bài viết bạn có thể trải nghiệm 8 bước trong quy trình SEO để nâng cao hiệu quả dự án của mình. Cùng bắt đầu nhé!

Thu thập thông tin

Trước khi bắt đầu triển khai bất kỳ một dự án SEO nào bạn cũng nên chuẩn bị trước những thông tin cần thiết.

Tổng hợp file excel với các thông tin về sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu, bộ từ khóa đạt chuẩn, các thành viên thực hiện, các công cụ khi triển khai,…

Với mục tiêu dự án:

  • Tăng trưởng Organic.
  • Từng mốc thời gian thúc đẩy website và thời gian tăng trưởng.
  • Ngân sách cho dự án và ngân sách cần đạt được.

Nghiên cứu, xây dựng bộ từ khóa

Nghiên cứu từ khóa

Bắt đầu một dự án SEO bằng cách nghiên cứu từ khóa là công việc quan trọng, là kim chỉ nam cho quá trình triển khai những công việc sau này.

Việc chọn nhầm từ khóa có độ cạnh tranh cao, đối thủ quá mạnh khiến bạn không đủ khả năng để cạnh tranh. Hoặc chọn từ khóa ít lượt tìm kiếm lại không đem lại hiệu quả kinh doanh nhưng lại tiêu tốn nhiều chi phí, nguồn lực.

Nghiên cứu từ khóa là công việc quan trọng cho quá trình triển khai dự án SEO
Nghiên cứu từ khóa là công việc quan trọng cho quá trình triển khai dự án SEO

Để lựa chọn được từ khóa SEO phù hợp, bạn có thể dựa vào sự hiểu biết về ngành nghề, sản phẩm/dịch vụ hoặc có thể sử dụng công cụ Google Suggest để nhận gợi ý từ khóa.

Google Suggest là công cụ hỗ trợ tìm kiếm từ khóa tuyệt vời, bởi những từ khóa ở đây là từ khóa được gợi ý từ Google có lượt tìm kiếm từ người dùng. Hoặc bạn có thể tìm phía cuối trang cũng có những từ khóa liên quan được gợi ý.

Những từ khóa được Google gợi ý thường là những từ khóa dài, độ cạnh tranh thấp hơn từ khóa ngắn. Tất nhiên những từ khóa dài lại có lượt tìm kiếm thấp do đó việc SEO TOP của bạn sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Ngoài ra cũng có một vài công cụ giúp bạn tìm kiếm thêm những từ khóa tiềm năng như:

  • Google Keywords Planner
  • Ahref
  • Keywordtool.io
  • SEMrush
  • Ubersuggest

Phân loại và nhóm từ khóa

Phân loại và nhóm từ khóa nhằm thỏa mãn thuật toán Hummingbird của Google bởi thuật toán này ưu tiên nội dung hữu ích cho người dùng thay vì việc bạn chèn từ khóa ra sao.

Việc phân loại và nhóm từ khóa theo mô hình Topic Cluster (mô hình triển khai chiến lược nội dung) đem lại hiệu quả cao. Triển khai nội dung theo mô hình này sẽ giúp website của bạn không còn xảy ra tình trạng Duplicate Content hay Keyword Cannibalization nữa.

Quy trình các bước triển khai Topic Cluster
Quy trình các bước triển khai Topic Cluster

Và bạn vẫn đang chưa biết nên triển khai phân nhóm từ khóa như thế nào cho phù hợp thì sau đây sẽ là quy trình các bước triển khai Topic Cluster.

Bước 1: Chọn Topic (chủ đề) bạn muốn SEO TOP

Tìm 1 chủ đề mà bạn muốn tập trung tối ưu, chủ đề này nên bao quát được hết các chủ đề nhỏ, và chủ đề nhỏ có thể triển khai thành những bài viết.

Bước 2: Nghiên cứu từ khóa

Bạn sẽ cần nghiên cứu các từ khóa cho chủ đề của mình, là bước không thể bỏ qua. Nếu không việc tạo ra nội dung khó lòng đem lại hiệu quả tốt đồng thời cũng lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc.

Bước 3: Nhóm từ khóa theo chủ đề

Sau khi có danh sách từ khóa bạn sẽ nhóm thành từng nhóm chi tiết. Mỗi nhóm sẽ có nội dung riêng phù hợp với mục đích tìm kiếm của người dùng.

Ví dụ: Topic “SEO”, sẽ có các nhóm topic “SEO cơ bản”, “SEO Onpage”, “ SEO Offpage”,… Ở mỗi nhóm topic này sẽ có các từ khóa như “Search Engine là gì”, “Googlebot”, “thuật toán”,…

Bước 4: Kiểm tra những content có trên website

Nếu trên website của bạn đã có content phù hợp với topic mà bạn đã lên danh sách thì bạn kiểm tra xem chủ đề này content đã đúng hay đủ chưa để bổ sung thêm. Nếu đã đầy đủ bạn cần tiến hành làm content cho topic khác.

Bước 5: Viết content Pillar Page và Cluster Content

Pillar page (trang trụ cột) là một trang cung cấp một nội dung toàn diện, tổng quát về một chủ đề cụ thể.

Tại bước này bạn cần viết content theo đúng tiêu chuẩn của Pillar Page và Cluster Content để xây dựng một website với nội dung thu hút cả người dùng với bộ máy tìm kiếm Google. Kết quả cho việc đầu tư công sức, thời gian và tiền bạc là bạn sẽ đến đích nhanh hơn nhiều.

Bước 6: Liên kết lại các nội dung

Sau khi hoàn thành content Pillar Page và Cluster Content bạn cần đảm bảo rằng các Cluster Content ngoài việc liên kết với Pillar Page mà còn có thể tự liên kết với nhau (liên kết 2 chiều).

Bước 7: Theo dõi & phân tích

Trong bất kỳ chiến dịch SEO nào việc đo lường, phân tích hiệu quả là điều cần thiết. Nhằm xác định tính khả thi của quá trình áp dụng mô hình Topic Cluster trên website. Bạn cần đo lường các chỉ số từng trang xem trang nào hoạt động tốt, trang nào chưa tốt thì cần tối ưu lại. Thời điểm đánh giá tốt nhất là từ 3 – 6 tháng bằng các công cụ Google Search Console, Google Analytic,…

Phân tích TOP 10 đối thủ trên trang nhất Google

Sau khi nghiên cứu từ khóa và bạn đã có danh sách các từ khóa, bây giờ bạn có thể sử dụng thanh tìm kiếm của Google để nghiên cứu TOP 10 đối thủ đầu tiên trên trang nhất công cụ tìm kiếm.

Kết quả khi thực hiện truy vấn quy trình SEO
Kết quả khi thực hiện truy vấn “quy trình SEO”

Ví dụ như ảnh, khi thực hiện truy vấn quy trình SEO các kết quả trả về là những bài viết các bước, quy trình SEO. Để hiểu sâu hơn các nội dung được cung cấp cho người dùng, bạn truy cập vào từng bài để biết được chủ đề quy trình SEO chia sẻ những thông tin gì, thông tin nào mình có thể chia sẻ tốt hơn.

Tối ưu hóa Search Intent (ý định tìm kiếm)

Ý định tìm kiếm dần trở thành yếu tố xếp hạng quan trọng của công cụ tìm kiếm Google. Để kế hoạch SEO thành công bền vững chắc chắn bạn không nên bỏ qua khái niệm này. Tham khảo Search Intent tại đây.

Search Intent ra đời giúp chúng ta hiểu rõ hơn về ý định tìm kiếm đằng sau từ khóa mà khách hàng truy vấn, từ đó sáng tạo ra những nội dung thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của khách hàng.

Trước đây những người quản trị web thường viết rất nhiều nội dung ứng với từ khóa cần SEO, việc làm này cũng đem lại hiệu quả nhưng cũng đi kèm những rủi ro như quá nhiều bài viết cùng chủ đề, gây ra hiện tượng trùng lặp nội dung.

Ý định tìm kiếm được chia ra làm 3 nhóm chính, dựa vào đó bạn có thể sáng tạo ra những nội dung tuyệt vời, hữu ích với khách hàng.

  • Ý định tìm kiếm thông tin
  • Ý định tìm kiếm điều hướng
  • Ý định tìm kiếm mua hàng

Sáng tạo nội dung

Nội dung luôn là yếu tố quan trọng với mọi website. Bạn có thể sáng tạo nội dung theo 2 cách:

  • Tạo nội dung khác biệt: Chúng ta luôn muốn những thứ mới mẻ, tốt hơn những thứ đã có. Việc tạo ra nội dung khác với những gì đã có sẵn sẽ giúp website của bạn đứng ở vị trí cao hơn.
  • Tạo nội dung nổi bật: Tất cả những gì bạn làm cho nội dung của bạn tốt hơn ngoài khác biệt ra là sự nổi bật so với những gì có sẵn.

Tối ưu Onpage

Tối ưu Onpage là bước tối ưu hóa nội dung tương ứng với những từ khóa cần SEO. Với những hạng mục sau:

  • Tối ưu Internal link (liên kết nội bộ)
  • Tối ưu đường dẫn URL có chứa từ khóa và ngắn gọn
  • Tối ưu từ khóa ngữ nghĩa (LSI Keyword)
  • Tối ưu dữ liệu có cấu trúc

Tối ưu Offpage SEO

Là bước cải thiện tiêu chí E-A-T cho website, tích cực quảng bá nội dung website và xây dựng hệ thống backlink trỏ về bằng cách:

  • Tự chia sẻ lên các trang mạng xã hội
  • Viết bài giới thiệu qua các blog khác
  • Dựa vào hồ sơ backlink của đối thủ để lên kế hoạch có được những backlink chất lượng tương tự
  • Gửi email hay liên hệ với người quản trị website khác liên quan trao đổi chèn link tới website của bạn
  • Liên hệ đến người quản trị website đề nghị được thay thế nội dung kèm những liên kết lỗi trên website người khác, có liên quan đến bạn.

Duy trì và tối ưu hiệu suất

Luôn làm mới website của bạn bằng những nội dung có giá trị hữu ích lâu dài cho người dùng. Loại bỏ những nội dung kém chất lượng giúp Googlebot thu thập dữ liệu mới nhanh chóng. Một vài kỹ thuật cải thiện hiệu suất website có thể áp dụng như:

  • Điều chỉnh lại những bài viết có nội dung trùng lặp. Gộp những bài viết có thông tin giống nhau thành 1 bài và tối ưu SEO.
  • Làm mới nội dung hiện tại thay thế những thông tin lỗi thời bằng cách thêm nội dung mới xóa nội dung không còn giá trị.
  • Xóa bài viết ít giá trị

Alla đã thực hiện rất nhiều dự án SEO thành công nhờ vào quy trình SEO website tổng thể. Hy vọng bài viết đem lại những thông tin hữu ích cho bạn. Hãy để lại đánh giá và chia sẻ với Alla về quy trình thực hiện SEO của bạn nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
ALLA

Tăng trưởng kinh doanh ngay hôm nay
với Alla Digital Marketing

Hỗ trợ trò chuyện miễn phí

Từ thứ Hai - thứ Bảy, Sáng 08:00 - Chiều 17:00

Chia sẻ ngay, nếu bạn thấy hữu ích: