679 lượt xem

Search Engine là một phần không thể thiếu của cuộc sống sống hiện đại, cho phép chúng ta tìm kiếm thông tin trên Internet dựa vào các từ khóa, cụm từ hoặc câu hỏi mà chúng ta nhập vào. Để hiểu rõ hơn Search Engine là gì, cách chúng hoạt động và vai trò quan trọng của chúng trên môi trường Internet. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Search Engine là gì và cơ chế hoạt động

Để hiểu Search Engine là gì và cơ chế hoạt động của chúng mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

Search Engine là gì?

Search Engine hay còn gọi là máy tìm kiếm, công cụ tìm kiếm – là một hệ thống phần mềm truy cập trên Internet, có chức năng tìm kiếm cơ sở dữ liệu thông tin theo truy vấn của người dùng.

Search Engine là gì?
Search Engine là gì?

Ví dụ sau khi website của bạn được index trên google. Công cụ này sẽ tìm kiếm, thu thập và lập chỉ mục sau đó trả lại danh sách các kết quả. Các kết quả như: trang web, video, hình ảnh, địa chỉ, tài liệu, v.v…phù hợp nhất với những thông tin mà người dùng đang cố gắng tìm kiếm.

Những cụm từ hay từ mà người dùng tìm kiếm còn được gọi là từ khóa (keyword). Những kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị liên quan đến từ khoá đó và được sắp xếp theo một thứ tự nhất định. Được quyết định bằng thuật toán chuyên biệt của Search Engine.

Đối với người làm SEO, bạn cần lưu ý, mỗi Search Engine sẽ có tính toán khác nhau như: thuật toán tìm kiếm của Google. Bạn cần phải nghiên cứu thật kỹ những thuật toán SEO mới của Google về cách xếp hạng từ khóa, xếp hạng website để đưa ra các chiến lược SEO hiệu quả.

Cơ chế hoạt động của Search Engine

Mặc dù khác nhau về thuật toán sắp xếp, nhưng nhìn chung các Search Engine đều có một cách thức hoạt động giống nhau bao gồm 3 bộ phận: Bộ thu thập dữ liệu , Bộ phận lập chỉ mục và  Bộ xử lý thanh toán

Bộ thu thập dữ liệu – Google Bot (Robot)

Trước tiên mọi Search Engine đều sẽ thu thập dữ liệu từ mọi trang web trên internet (Crawler google). Công cụ tìm kiếm sẽ truy cập vào một trang web bất kỳ để quét và lấy dữ liệu của trang đó. Tiếp theo, nó sẽ theo các đường dẫn đó trong trang để tiếp cận các trang liên quan khác. Qua đó, tất cả các trang web trên internet sẽ được ghi nhận vào trong hệ thống của Search Engine.

Bộ phận lập chỉ mục Google

Quá trình Indexing sẽ diễn ra song song cùng với bước crawling. Các Search Engine sẽ sắp xếp dữ liệu vào kho trong phần cứng lưu trữ ( còn gọi là crawler google). Với công cụ tìm kiếm Google Search, tại đây sẽ có một bộ lập chỉ mục cho website gồm hàng chục ngàn ổ cứng với dung lượng tổng lên đến hàng petabyte. Tất cả các thông tin được lưu trữ tại đây và sẵn sàng trích xuất ngay khi có ai đó gõ một thứ gì vào khung search.

Bộ xử lý yêu cầu tìm kiếm

Khi người dùng nhập các từ khóa vào ô tìm kiếm, công cụ tìm kiếm sẽ xử lý yêu cầu này. Thông thường, yêu cầu này sẽ được phân tích để hiểu mục đích tìm kiếm của người dùng và đưa ra các kết quả phù hợp.

Tìm kiếm và sắp xếp

Khi tiếp nhận các yêu cầu tra cứu của người dùng, các Search Engine sẽ tiến hành truy xuất thông tin đã lưu trong cơ sở dữ liệu. Đồng thời sắp xếp kết quả tìm kiếm và hiển thị danh sách kết quả tới người dùng. Search Engine sẽ đánh giá thứ tự kết quả tìm kiếm dựa trên 2 tiêu chí: sự liên quan và độ phổ biến. Kết quả tra cứu liên quan đến yêu cầu của bạn được ưu tiên nhất, tiếp theo mới xét đến mức độ phổ biến của từng kết quả.

Hiển thị kết quả

Kết quả tìm kiếm cuối cùng được trình bày cho người dùng thông qua giao diện tìm kiếm. Các kết quả thường đi kèm với tiêu đề, mô tả ngắn và liên kết tới các trang web liên quan.

Liên tục cập nhật

Các công cụ tìm kiếm không ngừng cập nhật cơ sở dữ liệu của mình bằng cách quét và lập chỉ mục các trang web mới. Điều này giúp đảm bảo rằng thông tin trả về luôn là những thông tin mới nhất.

Các Search Engine phổ biến trên thế giới

Các công cụ tìm kiếm phổ biến
Các công cụ tìm kiếm phổ biến

Có nhiều Search Engine (công cụ tìm kiếm) phổ biến trên thế giới, mỗi công cụ tìm kiếm sẽ mang những đặc điểm và tính năng riêng. Dưới đây là một số Search Engine phổ biến mà người dùng thường sử dụng:

Google

Google là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất hiện nay, được đồng sáng chế bởi Lary Page và Sergey Brin năm 1997, hoạt động dựa vào lập trình hệ thống Pagerank.

Google là Search Engine hàng đầu và được biết đến rộng rãi trên toàn cầu. Với thuật toán tìm kiếm phức tạp của mình, Google cung cấp kết quả tìm kiếm chất lượng và phản ánh tốt nhất nội dung trên internet.

Bing

Bing cũng là một công cụ tìm kiếm, được vận hành bởi Microsoft. Bing cung cấp đa dạng các dịch vụ như: tìm kiếm, các sản phẩm tìm kiếm trên web, hình ảnh và bản đồ, video,….

Yahoo

Công cụ tìm kiếm Yahoo trực thuộc sở hữu của tập đoàn Yahoo, là Search Engine lớn thứ 3 trên thế giới tính đến tháng 9/2019 với lượng truy cập tìm kiếm đạt 1.64% toàn thế giới. Mặc dù Yahoo được thành lập sớm từ năm 1995, nhưng đến năm 2004, Yahoo mới chính thức ra mắt sản phẩm Search Engine nhưng vẫn được đông đảo người dùng tham gia.

Baidu

Đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng Alexa Internet các công cụ tìm kiếm, Baidu đã kết thừa những thành công của các đối thủ đi trước như Google, Wikipedia…Baidu đã có sự hỗ trợ đắc lực từ chủ nghĩa dân tộc và những hỗ trợ độc quyền của chính phủ Trung Quốc. Đây cũng là công cụ tìm kiếm không thể thiếu cho những ai sử dụng tiếng Trung hay muốn kinh doanh tại thị trường này.

Yandex

Yandex là công cụ tìm kiếm web thuộc sở hữu của tập đoàn Yandea (Nga). Theo Comscore, Yandex là công ty tìm kiếm lớn thứ 4 trên thế giới với hơn 150 triệu lượt tìm kiếm mỗi ngày và khoảng 50 triệu người dùng thường xuyên.

Duckduckgo

Duckduckgo là công cụ tìm kiếm nổi tiếng bởi nó không theo dõi người dùng và không muốn cá nhân hoá kết quả tìm kiếm của người dùng. Mặc dù đa số các Search Engine đều thu thập và lưu trữ dữ liệu tìm kiếm, với Google thậm chí còn liên kết dữ liệu đó với tài khoản của bạn. Vì thế Duckduckgo luôn phát triển ổn định và được đông đảo người dùng truy vấn tìm kiếm mỗi ngày.

Ask.com

Ask.com phát triển dựa theo định dạng câu hỏi / câu trả lời, phổi biến với các kết quả có ngôn từ tự nhiên, thông tục. Đa số các câu hỏi đã được chọn lọc kỹ lưỡng và được trả lời bởi những người dùng khác. Ngoài ra Ask.com cũng cung cấp đầy đủ các chức năng tìm kiếm thông thường.

Aol.com

Công cụ tìm kiếm AOL là dịch vụ thông tin trực tuyến do thương hiệu AOL cung cấp đặt tại Vienna, Virginia. Chủ yếu cung cấp các dịch vụ tin tức, email, đào tạo và truy cập internet phục vụ nhu cầu của người dùng.

Lycos

Lycos là cổng thông tin web, bao gồm một mang lưới email, mạng xã hội, lưu trữ web, trang web giải trí…. Hiện Lycos đang kết nối với Ask.com và là đối tác của Blinkx với chức năng tìm kiếm video.

Wolframalpha.com

Máy tìm kiếm Wolframalpha.com là một trong những công cụ tìm kiếm mới xuất hiện không lâu. Điểm khác biệt của công cụ này chính là trả về kết quả theo truy vấn ngôn ngữ tự nhiên của người dùng. Tức là, đưa ra lời giải đúng nhất cho câu hỏi chứ không liệt kê danh sách như các công cụ khác.

Danh sách này chỉ là một số ví dụ và còn nhiều Search Engine khác được sử dụng tại các khu vực và quốc gia khác nhau trên thế giới. Nếu bạn biết thêm công cụ tìm kiếm khác, bạn có thể để lại bình luận xuống phía dưới để Alla cập nhật thêm nhé!

Tầm quan trọng của Search Engine trong Marketing Online

Tầm quan trọng của Search Engine trong Marketing Online
Tầm quan trọng của Search Engine trong Marketing Online36

Hiện nay, Internet ngày càng phát triển mạnh, nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng cũng tăng cao. Đây cũng chính là mảnh đất màu mỡ mà các doanh nghiệp có thể khai thác thị trường và quảng bá sản phẩm tới khách hàng tiêu dùng. Trong đó, công cụ tìm kiếm là cầu nối để đưa hai phía tiến lại gần nhau hơn.

Trong Internet Marketing, có hai lĩnh vực hoạt động phụ thuộc vào công cụ tìm kiếm đó là: Search Engine Optimization (SEO) và Search Engine Marketing (SEM).

  • Search Engine Optimization (SEO)

SEO hay tối ưu hoá tìm kiếm là hình thức sử dụng các phương pháp, cách thức khác nhau nhằm nâng cao thứ hạng từ khóa truy vấn tìm kiếm và website của doanh nghiệp, cá nhân trên bảng xếp hạng kết quả.

  • Search Engine Marketing (SEM)

SEM là khái niệm đưa ra bởi Danny Sullivan năm 2001, bao hàm cả các công việc SEO, đăng các website vào danh bạ web, quản lý những danh sách trả tiền cho bộ máy tìm kiếm và phát triển chiến lược online marketing cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

Nhìn chung, các công cụ tìm kiếm hiện nay đều có thể triển khai cả 2 hình thức SEO và SEM. Trong đó Google là mảnh đất màu mỡ nhất cho các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động.

Các câu hỏi thường gặp

Sau đây là một số câu hỏi mà Alla thu thập được khi tìm hiểu về Searh Engine.

Tất cả các công cụ tìm kiếm đều cho kết quả giống nhau có đúng không?

Không phải tất cả các công cụ tìm kiếm đều cho kết quả giống nhau. Mỗi công cụ tìm kiếm đều có những thuật toán độc quyền để lập chỉ mục và tạo tương quan dữ liệu. Vì thế, mọi Search Engine đều có cách tiếp cận riêng nhằm tìm kiếm các thông tin mà người dùng đang cố truy vấn.

Các kết quả đưa ra có thể dựa trên vị trí của bạn, những kết quả bạn đã tìm kiếm, hay những kết quả được người dùng khác tìm kiếm cho cùng một truy vấn. Do vậy, mỗi công cụ sẽ cân nhắc các yếu tố này để đưa ra kết quả phù hợp nhất với bạn.

Tại sao Google là công cụ tìm kiếm tốt nhất?

Google hiểu được mong muốn người dùng

Google sử dụng những con bot hay còn gọi là Spider để tìm kiếm, tổ chức thông tin qua các bước: Thu thập dữ liệu và chỉ mục > Sắp xếp nội dung của các trang web > Tìm kiếm kết quả ngay lập tức cho từ khóa tìm kiếm của người dùng > Trình bày kết quả theo thứ tự.

Đây cũng là điểm khác biệt lớn nhất của Google so với các Search Engine khác bởi nó luôn cập nhật những thuật toán Google mới nhất, mang lại kết quả tốt nhất cho người dùng.

Xây dựng niềm tin thông qua kết quả tìm kiếm

Ngay từ khi ra mắt sản phẩm Search Engine vào năm 1998, mặc dù vẫn có nhiều sự thay đổi và phát triển chiến lược, nhưng Google vẫn luôn tạo niềm tin với người dùng thông qua kết quả tìm kiếm. Đó cũng chính là Sứ mệnh của Google theo đuổi và không thay đổi:

“Sắp xếp thông tin của thế giới, giúp thông tin trở nên hữu ích và có thể truy cập được trên toàn cầu”

Google đề xuất những tìm kiếm liên quan, gần gũi với người dùng

Với các thuật toán của Google là Pagerank và bổ trợ về nội dung (Panda) hay các liên kết (Penguin), Google ngày càng được đánh giá cao trong việc quản lý và xếp hạng tìm kiếm.

Nhìn chung, các yếu tố thuật toán của Google hoạt động như sau:

  • Phân tích các từ khóa tìm kiếm
  • So sánh, tìm kiếm sao cho phù hợp với truy vấn
  • Xếp hạng các trang web có nội dung sát với truy vấn
  • Đưa ra kết quả tốt nhất cho người dùng
  • Đưa ra bối cảnh của truy vấn như: lịch sử tìm kiếm, vị trí, cài đặt khi tìm kiếm

Tất cả các điều này đã mang đến cho người dùng các thông tin tìm kiếm liên quan hữu ích nhất và được người dùng đánh giá cao.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc cái nhìn đầy đủ nhất về khái niệm Search Engine là gì, tầm quan trọng và danh sách các Search Engine phổ biến trên thế giới hiện nay. Và tất nhiên độ phổ biến sẽ phụ thuộc vào nhu cầu hay từng quốc gia, nhóm người dùng cụ thể. Tại Việt Nam cũng có một Search Engine không quá phổ biến nhưng lại đang chiếm một thị phần không hề nhỏ đó chính là công cụ tìm kiếm Cốc cốc. Do vậy để xây dựng chiến lược SEO hiệu quả bạn cần nghiên cứu kỹ thị hiếu cũng như đặc trưng của Search Engine mà bạn lựa chọn. Chúc bạn SEO thành công!

5/5 - (1 bình chọn)
ALLA

Tăng trưởng kinh doanh ngay hôm nay
với Alla Digital Marketing

Hỗ trợ trò chuyện miễn phí

Từ thứ Hai - thứ Bảy, Sáng 08:00 - Chiều 17:00

Chia sẻ ngay, nếu bạn thấy hữu ích: