304 lượt xem

Keyword stuffing – Nhồi nhét từ khóa một thời là một trong tiêu chí SEO “bất bại” để cải thiện thứ hạng bài viết trên thanh công cụ tìm kiếm từ nhiều năm trước. Tuy nhiên cho tới ngày nay thì Keyword Stuffing là vấn đề “nhức nhối” khiến website của bạn có nguy cơ “tụt dốc không phanh”. Để cụ thể hơn về keyword stuffing gây ra hậu quả gì, cách giải quyết ra sao, mời bạn tham khảo chi tiết ở nội dung sau!

Keyword Stuffing - Nhồi nhét từ khóa
Keyword Stuffing – Nhồi nhét từ khóa

Giới thiệu về keyword stuffing (nhồi nhét từ khóa)

Keyword stuffing là gì?

Định nghĩa nhồi nhét từ khóa (Keyword stuffing): là lỗi cố tình lặp đi lặp lại một từ khóa nhiều lần trên 1 trang bao gồm nội dung bài viết, các thẻ Title, Meta Description, Heading,… nhằm cải thiện thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm.

Keyword Stuffing là gì?
Keyword Stuffing là gì?

Được biết, Keyword stuffing là một trong những giải pháp SEO hiệu quả từ nhiều năm trước. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại thì chúng không còn hiệu quả. Ngược lại, việc nhồi nhét từ khóa trong SEO không được Google đánh giá cao, website dễ tụt hạng hoặc bị loại bỏ hoàn toàn khỏi kết quả tìm kiếm. Điều này khiến lượng người dùng truy cập trang web thụt giảm dẫn đến giảm thứ hạng và ảnh hưởng tới toàn bộ website.

Những hậu quả của việc nhồi nhét từ khóa SEO

Hãy thử tưởng tượng khi bạn đọc một bài viết mà trong đó có rất nhiều đoạn văn gặp tình trạng nhồi nhét từ khóa SEO, từ khóa lặp đi lặp lại, bạn sẽ cảm thấy thế nào?

Từ đó có thể thấy việc nhồi nhét từ khóa gây ra hậu quả như:

  • Mất tính tự nhiên của văn bản.
  • Ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm người dùng.
  • Gây khó khăn đến việc truyền tải thông điệp của thương hiệu.
  • Việc khiến người dùng khó chịu khi đọc văn bản sẽ làm tăng tỷ lệ thoát trang. Từ đó mất đi những khách hàng tiềm năng đang có nhu cầu.
  • Việc cố tình nhồi nhét từ khóa có thể khiến website của bạn nhận án phạt từ Google. Ví dụ như website của bạn sẽ bị xóa khỏi kết quả tìm kiếm.

Ví dụ về nhồi nhét từ khoá

Dù vô tình hay cố ý thì việc nhồi nhét từ khóa khiến trang web phải gánh chịu những hậu quả không mong muốn. Dưới đây là những ví dụ điển hình về nhồi nhét từ khoá để bạn hiểu hơn về lỗi SEO này:

Keyword Stuffing hữu hình

Đây là dạng nhồi nhét từ khoá mà ta có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường. Đó là kiểu chèn từ khóa nhồi nhét, xuất hiện nhiều lần trong phần nội dung.

Ví dụ: từ khoá chèn là “váy dự tiệc đẹp nhất 2023”. Lỗi keyword stuffing hữu hình sẽ được thể hiện trong nội dung sau:

“Bạn có nhu cầu thuê váy dự tiệc đẹp nhất 2023 hoặc tìm mua váy dự tiệc đẹp nhất 2023? Chúng tôi chính là địa chỉ chuyên cung cấp váy dự tiệc đẹp nhất 2023 với đa dạng kiểu dáng, mẫu mã sang trọng mà bạn không nên bỏ qua.”

Với ví dụ trên bạn có thể thấy từ khóa “váy dự tiệc đẹp nhất 2023” bị sử dụng quá nhiều lần khiến lặp từ ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm người dùng.

Keyword Stuffing vô hình

Để vừa tối ưu từ khóa thân thiện với công cụ tìm kiếm Google, vừa đảm bảo tính trải nghiệm người dùng. Các chuyên gia SEO đã ẩn đi những đoạn nhồi nhét từ khóa nhiều bằng các công cụ hoặc thủ thuật nào đó.

Với hình thức này, độc giả sẽ không đọc được đoạn văn bản có nhiều từ khoá bởi họ đã cố tình ẩn nó đi, còn Bot Google thì vẫn có thể nhìn thấy chúng.

Thông thường, các SEOer thường sử dụng, đưa từ khoá vào trong mã HTML của trang web bao gồm ở thẻ Meta, Alt,…

Cách tối ưu nội dung tránh việc SEO nhồi nhét từ khóa

Cách tối ưu nội dung tránh Keyword Stuffing
Cách tối ưu nội dung tránh Keyword Stuffing

Để giúp cải thiện thứ hạng bài viết, bạn cần tập trung vào việc tối ưu hóa từ khóa thay vì cố gắng nhồi nhét nó. Theo đó, tùy vào nội dung mà bạn có thể sử dụng từ khóa một cách tự nhiên tại vị trí phù hợp nhất. Cụ thể:

Mỗi trang nên có 1 từ khóa chính

Bất cứ một bài viết nào được đăng lên cũng nên bắt đầu và tối ưu với một từ khóa mục tiêu. Tùy vào từ khóa mà bạn nên bám sát vào nó để khai thác, phân tích và xây dựng nội dung, đem lại giá trị thiết thực cho người tìm kiếm.

Tuy nhiên, để bài viết dễ lên TOP bạn cần xem xét từ khóa chính có mức độ cạnh tranh như nào, cao hay thấp, có phổ biến hay không. Việc lựa chọn từ khóa có tính cạnh tranh thấp giúp bài viết của bạn dễ lên TOP google. Một website có nhiều bài viết như vậy sẽ cải thiện được thứ hạng website của bạn cũng như được Google “ưu ái” hơn.

Để tìm được từ khóa cũng như đánh giá mức độ cạnh tranh, bạn có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa như: Keywordtool.io, Google Keyword Planner, Ahrefs, SemRush,…

Lưu ý về độ dài bài viết để tạo mật độ từ khóa phù hợp

Sáng tạo nội dung dài là một trong những cách cải thiện xếp hạng từ khóa thay vì cố nhồi nhét từ khóa.

Theo đó, những nội dung dài với các chủ đề chi tiết sẽ thu hút sự chú ý của các công cụ tìm kiếm. Mặt khác, khi người dùng thấy thông tin đầy đủ, họ cũng có xu hướng ở lại trang lâu hơn và mang lại cảm giác uy tín hơn so với những trang nội dung bài viết ngắn.

Theo nguyên tắc chung, bài viết có nội dung càng dài thì càng có nhiều chỗ để “cài cắm” từ khóa liên quan khác nhau, làm tăng cơ hội phủ key cho bài viết. Lời khuyên, bài viết của bạn nên đạt độ dài từ 800 – 1700 từ trở lên để “ghi điểm” trong mắt Google và được công cụ tìm kiếm ưu tiên xếp hạng cao hơn.

Ưu tiên hướng đến người dùng

“Ưu tiên hướng đến người dùng” dường như là câu nói nam châm của bất kì SEOer nào khi làm SEO. Bởi nội dung, từ khóa, hình ảnh, liên kết đều hướng đến người dùng thì đây sẽ là cách làm SEO “chân chính” hay SEO mũ trắng. Không sợ bất cứ thay đổi thuật toán nào của Google.

Vậy như thế nào là từ khóa hướng đến người dùng:

  • Từ khóa phải là từ khách hàng đang quan tâm
  • Cài cắm từ khóa vừa phải, “đúng lúc, đúng chỗ” không cố nhồi nhét. Thông thường từ khóa sẽ xuất hiện ở tiêu đề, đoạn mô tả, 1 lần tại H2, 1 lần tại H3 và xuất hiện ở nội dung.

>>> Tìm hiểu ngay Semantic search là gì? Bí kíp làm SEO thuận tự nhiên

Sử dụng Long tail keyword, từ khóa phụ, LSI keyword

Sử dụng các từ khóa phụ, từ khóa đồng nghĩa và Long tail keyword (từ khóa dài) để làm nội dung sẽ giúp bài viết của bạn không chỉ đa dạng hơn, đọc “mượt hơn” mà còn tăng mức độ phủ key.

Từ đó, các từ khóa sẽ có nhiệm vụ cung cấp, bổ sung thêm thông tin để làm rõ hơn chủ đề chính mà trang web đang hướng tới. Ngoài ra, việc sử dụng từ khóa phụ còn giúp Google tìm kiếm được nội dung liên quan, cho người dùng thấy được những vấn đề của họ sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Lưu ý: Bạn nên lấy các từ khóa phụ, từ khóa dài, từ khóa ngữ nghĩa (LSI keyword) xoay quanh từ khóa chính “cài cắm” tại các thẻ Heading và nội dung bài sao cho phù hợp.

Lưu ý khi đặt từ khóa để tránh tình trạng keyword stuffing

Ngoài những cách tối ưu nội dung tránh tình trạng keyword stuffing nêu trên, để hiểu rõ hơn về cách đặt từ khóa, SEOer cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Sử dụng mật độ từ khóa phù hợp: phân bổ từ khóa mục tiêu xuyên suốt nội dung trên trang, giữ cho mật độ từ khóa dưới 2%. Và bạn có thể kiểm tra mật độ từ khóa bằng cách sử dụng plugin Yoast SEO hoặc Rank Math.
  • Đặt từ khóa nằm phía bên trái tiêu đề: Trong một bài viết, bạn nên tận dụng các phần như tiêu đề trang, thẻ tiêu đề, Meta Description, mô tả hình ảnh, đoạn đầu tiên và đoạn kết của bài viết để cài từ khóa mục tiêu. Đây là một trong những cách tối ưu từ khóa nhận được đánh giá tích cực từ công cụ tìm kiếm cũng như tránh tình trạng nhồi nhét từ khóa.

Thông tin trên chắc hẳn đã giúp bạn hiểu rõ được Keyword stuffing là gì? Và cách phân bổ từ khóa như thế nào để tốt cho chiến dịch SEO của mình.

Nhìn chung để tránh việc nhồi nhét từ khóa SEO quá đà, bạn cần phải thật cẩn thận và tỉnh táo trong việc phân bổ từ khóa sao cho tự nhiên nhất. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp bạn biết cách tối ưu từ khóa hiệu quả. Chúc bạn có những chiến lược SEO hoàn hảo.

Nếu còn băn khoăn hay bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến các kiến thức SEO thì bạn có thể liên hệ với Alla qua hotline/zalo 0936.677.519 để hiểu rõ hơn hoặc comment xuống phía dưới nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
ALLA

Tăng trưởng kinh doanh ngay hôm nay
với Alla Digital Marketing

Hỗ trợ trò chuyện miễn phí

Từ thứ Hai - thứ Bảy, Sáng 08:00 - Chiều 17:00

Chia sẻ ngay, nếu bạn thấy hữu ích: