357 lượt xem

Website của bạn có đang gặp tình trạng “nhiều trang được xếp hạng trên bảng kết quả tìm kiếm cho cùng một từ khóa không?”

Điều đó nghe có vẻ như là một điều tốt.

Thật không may, việc nhắm mục tiêu một từ khóa trên nhiều trang có thể có tác dụng ngược lại. Đó chính là tình trạng Keyword Cannibalization (ăn thịt từ khóa) cùng xem cách xử lý dưới đây nhé!

Keyword Cannibalization
Keyword Cannibalization – Ăn thịt từ khóa

Keyword Cannibalization

Khái niệm Keyword Cannibalization là gì?

Keyword Cannibalization là khái niệm chỉ hiện tượng nhiều trang trên một trang web nhắm mục tiêu các từ khóa giống nhau. Cả hai sẽ cạnh tranh với nhau, và có thể gây tổn hại tới hiệu suất, thứ hạng xếp hạng của các trang.

Keyword Cannibalization là gì?
Keyword Cannibalization là gì?

Bạn có thể hiểu một cách đơn giản đó là nhiều bài viết trên trang website hay các bài đăng trên blog của mình có thể xếp hạng cho cùng một truy vấn tìm kiếm trên Google.

Keyword Cannibalization khiến cho các công cụ tìm kiếm khó có thể xác định được đâu là trang mà bạn muốn xếp hạng. Còn đối với người dùng, họ cũng sẽ gặp khó khăn trong việc xác định nội dung bởi không biết đâu mới là nội dung chính xác cần tìm.

Tổng hợp một số trường hợp dễ gây nên tình trạng Keyword Cannibalization điển hình như:

  • Nguyên nhân do viết nhiều bài viết có cùng một chủ đề hoặc cùng từ khóa để tăng thêm cơ hội xếp hạng. Đây là một trong những cách giúp tăng thứ hạng được nhiều Spammer áp dụng. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại thì cách này đã không còn hiệu quả nữa.
  • Nhiều người chi một chủ đề, nội dung thành nhiều bài viết nhỏ thay vì viết một bài chuyên sâu với đầy đủ nội dung. Đây cũng chính là lý do phổ biến nhất gây nên tình trạng từ khóa Cannibalization.
  • Không xây dựng Landing Page cho từ khóa cũng là một nguyên nhân dẫn tới hiện tượng ăn thịt từ khóa. Trường hợp từ khóa Cannibalization này thường thấy ở những từ khóa thương hiệu hay ở những từ khóa chung chung.

Keyword Cannibalization ảnh hưởng tiêu cực đến SEO như thế nào?

Việc keyword cannibalization xuất hiện gây nên rất nhiều điều tiêu cực đối với SEO mà không một Seoer này mong muốn gặp phải.

Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhất mà hầu hết người làm SEO đều nhận thấy được đó là: truy vấn đến kết quả sai, lưu lượng truy cập trang web giảm, thứ hạng trang trên kết quả SERPs giảm dẫn đến mất doanh thu.

Những hậu quả tình trạng ăn thịt từ khóa bắt nguồn từ các lý do sau:

  • Anchor Text cùng với đường Link bị loãng do có nhiều trang cùng chủ đề với nhau.
  • Khi tách bài viết thành nhiều bài con liên quan đến nhau khiến cho độ uy tín của trang website với khách hàng giảm đi nhiều.
  • Báo hiệu Google về trang kém chất lượng.
  • Tỷ lệ chuyển đổi bị ảnh hưởng tiêu cực.
  • Google có thể giảm giá trị trang có liên quan hơn bởi không xác định được đâu mới là rank trang bạn muốn.

List 4 trường hợp khi xảy ra tình trạng Keyword Cannibalization

Ngoài hiểu được khái niệm cũng như ảnh hưởng của tình trạng ăn thịt từ khóa thì bạn cũng cần hiểu rõ, chi tiết về từng trường hợp keyword cannibalization. Khi hiểu được từ khóa cannibalization có những trường hợp nào sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết và có hướng khắc phục hiệu quả.

Dưới đây là list 4 trường hợp xảy ra tình trạng Keyword Cannibalization bạn có thể tham khảo. Cụ thể:

4 trường hợp khi xảy ra tình trạng Keyword Cannibalization
4 trường hợp khi xảy ra tình trạng Keyword Cannibalization

Trường hợp 1: Ranking của cả hai trên SERPS đều cao

Trường hợp này cả 2 trang này đều có thứ hạng cao trên SERPS. Điều này khá có ích đối với SEOer bởi nó sẽ giúp Website tăng chỉ số CTR và tăng lượng traffic lên khá nhiều. Trong trường hợp này bạn chỉ cần thực hiện thay đổi Title và Meta Description.

Lưu ý, bạn không để 2 bài có nội dung, thông điệp giống nhau, thay vào đó hãy viết nội dung hấp dẫn, độc đáo.

Trường hợp 2: Trang phụ có tỷ lệ chuyển đổi thấp, không phù hợp với mục đích tìm kiếm

Trường hợp này là hiện tượng trang con có tỷ lệ chuyển đổi thấp và không đúng với mục tiêu, mong muốn của người truy vấn. Tuy nhiên, trang phụ lại có thứ hạng cao hơn trang chính của bạn.

Lúc này, bạn hãy dùng công cụ Google Search Console để tiến hành kiểm tra để biết được đâu là trang có lượt nhấp chuột cao hơn. Sau khi kiểm tra, bạn cần đưa ra quyết định xem có nên thay đổi các yếu tố trong SEO để chuyển đổi trang nhận từ khóa hay không.

Trường hợp 3: Trang phụ có thứ hạng cao nhưng trang chính lại không được xếp hạng

Đối với trường hợp trang chính không được xếp hạng nhưng trang con được xếp hạng cao trên SERPs. Với trường hợp này, bạn cần cẩn thận cân nhắc trước khi thực hiện thay đổi Landing Page nhận từ khóa. Khi quyết định thay đổi bạn cần theo dõi từ khóa của cả 2 trang đang Ranking.

Trường hợp 4: Cả 2 page đều được xếp ở trang 2/3 của SERPs và bị kẹt trong một khoảng thời gian

Đối với trường hợp xuất hiện keyword cannibalization này thì bạn cần thực hiện một số thao tác dưới đây.

  • Sử dụng công cụ Google Search Console để kiểm tra lượt nhấp chuột của cả hai trang.
  • Đưa ra quyết định xem đâu mới là trang chính và phù hợp với người dùng hơn.
  • Thực hiện phân tích, sửa lại tiêu đề cùng đoạn mô tả sao cho hấp dẫn và lôi cuốn nhất có thể.
  • Seoer cần tối ưu lại trang chính hoặc sử dụng Redirect cho những các trang phụ.

Cách khắc phục Cannibalization Keyword và một số lưu ý khi xử lý

Cannibalization Keyword khiến nhiều trang trên cùng một trang web cạnh tranh với nhau trong kết quả tìm kiếm vì sử dụng các từ khóa tương tự hoặc liên quan. Điều này có thể gây ra sự hiểu lầm cho các công cụ tìm kiếm và giảm hiệu suất SEO.

Dưới đây là cách khắc phục và một số lưu ý quan trọng:

Cách khắc phục tình trạng Keyword Cannibalization

Như đã biết, hiện tượng ăn thịt từ khóa gây nên không ít ảnh hưởng tới SEO website. Để khắc phục hiện tượng Cannibalization Keyword hiệu quả thì bạn cần áp dụng theo một số cách cụ thể dưới đây.

Xóa, thực hiện chuyển hướng đối với trang bị ăn thịt từ khóa

Trường hợp trang web của bạn có nhiều trang có cùng một mục đích, nhưng bạn chỉ cần giữ lại một trong số các trang này hoạt động. Lúc này bạn cần xác định đâu là trang mạnh nhất và chiếm ưu thế hơn so với những trang còn lại.

Sau khi bạn đã xác định được trang mạnh nhất bạn cần xem xét lại các liên kết trỏ đến các trang, khả năng hiển không phải trả tiền để làm tín hiệu cho quyết định của mình. Sau đó bạn hãy  xóa các trang khác và chuyển hướng 301 URL đến trang mạnh nhất.

Index lại các trang

Hiện nay, bạn sẽ không cần phải viết nhiều trang cho mỗi chủ đề nữa mà chỉ cần viết một bài chất lượng, có sức hấp dẫn duy nhất. Tiếp tới, bạn cần đặt Internal Link về từng bài cụ thể cho từng từ khóa đã xây dựng trước đó. Sau đó bạn chỉ cần tiến hành Index lại các trang, như vậy thì Google sẽ biết được URL nào là phù hợp nhất đối với từng truy vấn.

Lưu ý để tránh tình trạng ăn thịt từ khoá

Phân loại từ khóa

Xác định các từ khóa mà các trang đang cạnh tranh với nhau và xem xét những từ khóa nào cần được ưu tiên.

Thực hiện nghiên cứu từ khóa

Nghiên cứu từ khóa nổi bật và phù hợp với nội dung của từng trang. Tạo danh sách từ khóa riêng biệt cho mỗi trang.

Tối ưu hóa nội dung

Chỉnh sửa nội dung trên các trang để tạo sự rõ ràng về mục tiêu của mỗi trang. Đảm bảo rằng mỗi trang tập trung vào một từ khóa chính và các biến thể liên quan.

Điều chỉnh tiêu đề và mô tả

Tối ưu tiêu đề và mô tả của từng trang để thể hiện sự khác biệt và giá trị độc đáo của chúng.

Điều hướng nội bộ thông minh

Tạo các liên kết nội bộ chính xác để hướng dẫn các công cụ tìm kiếm và người dùng đến trang chính xác.

Có thể thấy, trang website nào cũng có thể gặp phải tình trạng Keyword Cannibalization. Do đó, hy vọng thông qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng ăn thịt từ khóa và có cho mình được những biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.

Nếu bạn đang có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, có thể liên hệ ngay với Alla qua Hotline/Zalo 0936 677 519 để hiểu rõ hơn hoặc comment xuống phía dưới nhé!

Đánh giá
ALLA

Tăng trưởng kinh doanh ngay hôm nay
với Alla Digital Marketing

Hỗ trợ trò chuyện miễn phí

Từ thứ Hai - thứ Bảy, Sáng 08:00 - Chiều 17:00

Chia sẻ ngay, nếu bạn thấy hữu ích: