Search Intent là gì? Search Intent chính là tiêu chí quan trọng giúp các SEOer cải thiện thứ hạng từ khóa. Từ đó giúp trang website của mình thu hút, và tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn.
(Mục đích tìm kiếm) Search intent là gì?
Search Intent hay còn gọi là User Intent, thuật ngữ này chính là ý định tìm kiếm, mục đích tìm kiếm của người dùng khi sử dụng công cụ tìm kiếm. Có thể hiểu đơn giản đó là người dùng đang có câu hỏi trong đầu và cần truy vấn tìm kiếm để có được đáp án mong muốn của mình.
Search Intent của một người có thể là ý định mua hàng họ. Cũng có thể là họ đang tìm kiếm địa chỉ mua những sản phẩm mình thích với mức giá phù hợp. Hoặc cũng có thể là do người dùng đang muốn tìm kiếm một website nào đó nhưng lại quên mất URL để truy cập.
Đôi khi những ý định, mong muốn của người dùng không thể hiện hết được bằng từ khóa. Và chính những người làm SEO cần phải nắm biết bắt trọn tâm lý của người dùng để giúp thứ hạng từ khóa thăng hạng.
Tầm quan trọng của tối ưu Search intent
Mỗi ngày người dùng có muôn vàn câu hỏi, ý tưởng tìm kiếm khác nhau và ngay cả chúng ta cũng như vậy. Khi trang website của bạn có thể đáp ứng được ý định tìm kiếm của khách hàng thì thứ hạng từ khóa sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu không thỏa mãn mục đích tìm kiếm của người dùng thì trang website của bạn sẽ bị tụt hạng trên bảng thứ hạng từ khóa.
Tầm quan trọng của Search Intent đối với SEO
Search Intent là một phần đóng vai trò quan trọng trong chiến lược SEO. Bởi bởi Search Intent sẽ giúp điều hướng kết quả tìm kiếm chính xác nhất cho người dùng. Chính bởi vậy, việc tối ưu Intent tốt sẽ giúp lưu lượng truy cập chất lượng tới trang web của bạn sẽ được gia tăng. Cũng từ đó giúp cải thiện được tỷ lệ Conversion Rates tới trang bán hàng cũng như những trang cung cấp thông tin.
Việc đáp ứng đúng và chính xác User Intent trong SEO sẽ giúp mang lại một số lợi ích như:
- Giảm tỷ lệ thoát (Bounce rates): Khi người dùng tìm được đúng thông tin mình muốn, thì dĩ nhiên họ sẽ ở lại và dành thời gian để tìm hiểu thông tin ở trang web đó.
- Tăng lượt xem cho trang (Page views): Khi đánh trúng ý định tìm kiếm sẽ khiến cho khách hàng sẽ khiến tăng sự tò mò của khách hàng về những danh mục khác trên site của bạn.
- Featured Snippet – Top 0 Google: Việc xuất hiện “chễm chệ” ngay vị trí trên cùng của hạng tìm kiếm là điều mà website nào cũng mong muốn. Khi thực hiện tối ưu Search Intent thì vị trí top 0 Google đó sẽ là của bạn.
- Tiếp cận nhiều đối tượng: Khi tối ưu hiệu quả, chính xác Search Intent thì trang web của bạn sẽ được Google xếp hạng cho toàn bộ các truy vấn liên quan. Nhờ vậy, trang website của bạn sẽ dễ dàng tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Tầm quan trọng của Search Intent đối với Doanh nghiệp
Theo kết quả thống kê từ Google cho thấy, hiện nay có khoảng 82% người dùng sử dụng điện thoại di động để tìm kiếm những cửa hàng, doanh nghiệp gần nơi mình sinh sống. Đặc biệt, có tới 72% khách hàng sẽ mua hàng tại những địa chỉ cửa hàng các Doanh nghiệp 5km trở lại mà mình đã tra cứu được.
Đối với trường hợp này, nếu doanh nghiệp biết cách tối ưu Search Intent hiệu quả, chính xác về những cửa hàng nổi tiếng trong thành phố, quận, huyện,… Điều này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và thu hút được lượng lớn khách hàng gần khu vực kinh doanh của mình.
Các loại mục đích tìm kiếm
Hiện nay Search Intent được phân thành 4 loại chính, cụ thể như sau.
Informational
Khi người dùng đang có thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin về một chủ đề nào đó. Lúc này họ sẽ muốn thực hiện tìm kiếm thông tin để tìm được lời giải đáp cho bản thân. Hình thức Informational Search Intent này có thể được thể hiện dưới dạng câu hỏi, hoặc một đôi khi chỉ là một cụm từ bình thường.
Một số ví dụ về những thông tin người dùng tìm kiếm đó là:
- “snoop dogg là ai?”
- “Hướng dẫn cách nấu gà xào sả ớt?”
- “Seo là gì?”
- “Search Intent là gì?”
- “Ở đâu bán gậy Golf chất lượng?”
Preferential/Commercial Investigation
Loại User Intent này thường xuất hiện trong trường hợp người tìm kiếm đang phân vân về những thương, sản phẩm khác nhau. Họ đang băn khoăn về chưa đưa ra được quyết định lựa chọn cuối cùng để thỏa mãn nhu cầu của mình.
Bởi vậy nên, đối với những truy vấn của người dùng trong trường hợp này thường thể hiện dưới dạng so sánh, đánh giá. Điều này sẽ giúp họ có thể dễ dàng tìm được thông tin về một nhất trong một nhóm các thương hiệu/ sản phẩm/ dịch vụ khác nhau.
Mặc dù họ cũng đang có ý định sử dụng sản phẩm, thực hiện giao dịch. Thế nhưng, họ vẫn cần thêm thời gian và lượng thông tin thuyết phục để đưa ra quyết định cuối cùng.
Một số ví dụ thường thấy về loại truy vấn thương mại này đó là:
- ”Semrush đấu với Moz.”
- “Dịch vụ lưu trữ trang web tốt nhất.”
- “Top 10 phòng khám nha khoa an toàn, uy tín nhất.”
- “Nước hoa nữ loại nào lưu giữ được mùi hương thơm nhất?”
- “Iphone và Samsung dùng loại nào tốt hơn?”
Transactional
Loại tìm kiếm này thường thấy khi người dùng đang tìm cách mua hàng và có ý định giao dịch. Loại tìm kiếm này có thể là một sản phẩm, dịch vụ hoặc có thể kèm theo một số từ như: mua ở đâu, ở đâu rẻ nhất, ở đâu chất lượng,…
Thường thì những những Transactional Search Intent này sẽ có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn. Bởi vậy nên, bạn cần ưu tiên tối ưu so với dạng Informational Intent.
Một số ví vị về Transactional Search Intent đó là:
- “Mua vé máy bay đi Mỹ.”
- “Mua túi Louis Vuitton ở đâu chính hãng.”
- “Mua giày ở đâu chất lượng nhất?
Navigational search intent – Ý định tìm kiếm điều hướng
Lúc này người dùng đang muốn tìm kiếm một trang web cụ thể, và thực hiện tra cứu nhanh trên Google thay vì nhập URL. Hoặc họ cũng không nhớ chính xác địa chỉ trang website mình muốn tìm kiếm đó là gì. Bởi vậy, những truy vấn này thường có xu hướng là tên thương hiệu hoặc trang bao gồm những thông tin bổ sung giúp người dùng tìm kiếm chính xác.
Một số ví dụ về truy vấn Navigational đó là:
- “Facebook”
- “Đăng nhập gmail”
- “Login Zalo”
Cách xác định ý định mua hàng trực tuyến
Khi muốn xác định ý định mua sắm trực tuyến của khách hàng thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp như:
- Xem xét chi tiết công cụ sửa đổi từ khóa để đánh giá mục đích tìm kiếm của khách hàng.
- Thống kê danh sách đối thủ hiện đang có thứ hạng cao. Đồng thời bạn cần phân tích, nghiên cứu từ khóa của đối thủ để đã từng hoặc đang đứng top. Từ những thông tin này sẽ giúp bạn xây dựng được chiến lược, đưa ra từ khóa chính xác nhất.
Trên đây là những chia sẻ về Search Intent cùng những kiến thức liên quan. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu và có thể áp dụng có hiệu quả Search Intent cho SEO.