310 lượt xem

Bạn là newbie, bạn đang tìm hiểu về SEO? Và bạn bắt gặp rất nhiều thuật ngữ liên quan đến Google Search Console, nhưng bạn vẫn chưa biết Google Search Console là gì? Công cụ này dùng để làm gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về công cụ tuyệt vời này nhé!

Công cụ Google Search Console
Công cụ Google Search Console

Google Search Console là gì?

Google Search Console là một dịch vụ miễn phí của Google, giúp chủ sở hữu website có thể theo dõi, kiểm tra và báo cáo hiệu suất về trang website của mình một cách chi tiết. Nó cung cấp thông tin về từ khóa, liên kết, lưu lượng truy cập, vị trí xếp hạng từ khóa, tốc độ tải trang, lỗi trên trang và nhiều thông tin quan trọng khác.

Google Search Console là gì
Google Search Console là gì?

Sử dụng Google Search Console, giúp bạn có thể tối ưu hóa và khắc phục lỗi trên website của mình một cách hiệu quả.

Lợi ích khi sử dụng Google Search Console

Google Search Console mang lại nhiều lợi ích cho việc quản trị - tối ưu hóa website
Google Search Console mang lại nhiều lợi ích cho việc quản trị – tối ưu hóa website

Sử dụng Google Search Console đem lại nhiều lợi ích cho việc quản trị và tối ưu hóa website của bạn. Sau đây là một số lợi ích mà bạn có thể nhận được khi sử dụng Google Search Console:

  • Báo cáo hiệu suất trang web: Google Search Console cung cấp thông tin chi tiết về từ khóa, trang với lưu lượng truy cập, số lượt hiển thị, thứ hạng từ khóa, tỷ lệ CTR của website trong kết quả tìm kiếm Google. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn website của mình đang gặp vấn đề gì, cần tối ưu những gì để đạt hiệu quả cao hơn.
  • Theo dõi tình trạng công cụ tìm kiếm Google lập chỉ mục: Bạn cần xác minh và theo dõi website của mình để đảm bảo rằng các trang được hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kiểm tra được phạm vi chỉ mục của trang web để biết được trang nào đã và chưa được lập chỉ mục.
  • Tối ưu hóa tìm kiếm: Google Search Console cung cấp thông tin về từ khóa trên website của bạn đang được xếp hạng và nhận lưu lượng truy cập. Điều này giúp bạn tìm kiếm được các từ khóa tiềm năng để tối ưu nội dung trên website được tốt hơn.
  • Kiểm tra sức khỏe website: Công cụ này gửi báo cáo về lỗi trên website của bạn, bao gồm các lỗi lập chỉ mục, 404, tìm kiếm, lỗi khả năng tương thích di động,… Bạn có thể sử dụng thông tin này để tìm và sửa các vấn đề liên quan trên website một cách nhanh chóng.
  • Tạo và gửi sơ đồ trang web: Google Search Console cho phép bạn tạo và gửi sơ đồ trang web, giúp Google lập chỉ mục website của bạn một cách hiệu quả. Điều này giúp website của bạn hiển thị chính xác trên bảng kết quả tìm kiếm và tăng khả năng tiếp cận người dùng.
  • Theo dõi liên kết và sitelink: Bạn có thể xem thông tin chi tiết về liên kết trong và ngoài website của mình. Đồng thời bạn cũng có thể tìm hiểu về các sitelink (các liên kết phụ được hiển thị dưới kết quả tìm kiếm) mà Google hiển thị cho trang web. Từ đó có thể kiểm soát và quản lý các liên kết trên website một cách hiệu quả.

Từ những lợi ích nêu trên chắc hẳn bạn đã hiểu tại sao Google Search Console lại được gọi là công cụ mạnh mẽ và cần thiết cho việc quản trị và tối ưu hóa website phải không nào. Tiếp theo mời bạn tìm hiểu thêm về các tính năng cũng như cách cài đặt và sử dụng Google Webmaster Tool thần thánh ngay dưới đây.

Hướng dẫn cách cài đặt GSC (Google Search Console)

4 bước cài đặt GSC (Google Search Console)
4 bước cài đặt GSC (Google Search Console)

Để cài đặt Google Search Console thành công ngay từ lần đầu tiên, bạn hãy thực hiện các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào Google Search Console

Đầu tiên bạn hãy đăng nhập vào tài khoản Google của mình (nếu chưa có tài khoản Google hãy tạo mới). Sau đó truy cập Google Search Console theo đường link: https://search.google.com/search-console/welcome

Bước 2: Thêm trang web của bạn vào Google Search Console

Sau khi đăng nhập, bạn nhấn vào “Thêm tài sản” hoặc “Thêm trang web mới”. Tiếp theo bạn nhập URL của website bạn muốn thêm vào Google Search Console nhấn “Tiếp tục”.

Bước 3: Xác minh

Bước này chúng ta cần xác minh lại với Google rằng bạn là chủ sở hữu trang web.

Có nhiều cách để xác minh website, và bạn có thể chọn ra phương pháp bạn cảm thấy phù hợp ngay sau đây:

#1. Xác minh bằng phương pháp tải tệp html lên trang web

  • Tải tệp HTML xác minh đã được cung cấp từ Google Search Console
  • Tải tệp lên trang web của bạn theo hướng dẫn cụ thể từ Google

#2. Xác minh bằng cách thêm thẻ HTML vào trang web

  • Sao chép đoạn mã xác minh đã được cung cấp từ Google Search Console
  • Thêm đoạn mã vào trang web của bạn giữa thẻ <head>

#3. Xác minh bằng cách sử dụng Google Analytics

  • Khi bạn đã cài đặt Google Analytics cho website của mình
  • Bạn có thể liên kết tài khoản Google Search Console với tài khoản Google Analytics của bạn và chọn website tương ứng.

#4. Xác minh bằng cách sử dụng Google Tag Manager

  • Chọn phương pháp này nếu bạn đã cài đặt Google Tag Manager cho website của mình.
  • Liên kết Google Search Console với tài khoản Google Tag Manager của bạn và chọn website tương ứng.

Bước 4: Xác minh xong và truy cập Google Search Console

Sau khi đã xác minh thành công, bạn sẽ nhận được thông báo xác minh từ Google. Bạn có thể truy cập vào Google Search Console để khám phá các tính năng và báo cáo về website của bạn.

Lưu ý: Việc xác minh có thể mất thời gian để Google cập nhật dữ liệu và hiển thị thông tin. Sau khi cài đặt thành công, bạn đã có thể sử dụng để theo dõi website chi tiết.

Các tính năng của Google Search Console

Các tính năng của Google Search Console
Các tính năng của Google Search Console

Trong Google Search Console, có một số tính năng quan trọng mà bạn nên chú ý để sử dụng thật hiệu quả:

  • Hiệu suất (Performance): Tính năng này cho phép bạn xem thông tin về lưu lượng truy cập, xếp hạng từ khoá và tỷ lệ nhấp vào kết quả tìm kiếm. Bạn có thể tìm hiểu về cách người dùng tìm thấy website của bạn và hiệu suất từ khóa cụ thể.
  • Kiểm tra URL (URL Inspection): Tính năng giúp bạn kiểm tra và xem trạng thái của một URL cụ thể trong chỉ mục của Google. Bạn có thể xem lịch sử chỉ mục, tình trạng xác minh robots.txt và cách Google xử lý URL của bạn.
  • Lập chỉ mục trang: Tính năng này giúp người quản trị check được những nội dung đã lập chỉ mục hay chưa được lập chỉ mục. Đồng thời cũng báo cáo các lỗi 404, lỗi chặn index,… từ những thông báo này người quản trị có thể đưa ra được cách khắc phục lỗi cho website của mình.
  • Sơ đồ trang web: sitemap là một phần quan trọng trong quá trình phát triển website để giúp Google có thể thu thập dữ liệu trên trang web một cách nhanh chóng và dễ dàng
  • Tính năng trải nghiệm trên thiết bị di động: Tính năng Mobile Usability giúp kiểm tra và báo cáo về tính khả dụng của website bạn trên thiết bị di động.
  • Tính năng báo cáo liên kết: Tính năng này cung cấp cho bạn báo cáo chi tiết về hệ thống liên kết ngoài và liên kết bên trong website của bạn, những trang web được liên kết hàng đầu, và những văn bản được liên kết. Từ các chỉ số này có thể đánh giá được sức mạnh của hệ thống liên kế đối với website.

Các tính năng quan trọng trong Google Search Console nêu trên đây giúp bạn nắm rõ hơn về tình trạng website của mình. Bằng cách sử dụng các tính năng này, bạn có thể tối ưu hóa website của mình để đạt được hiệu suất tốt nhất.

Kết luận

Bài viết trên đây đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi Google Search Console là gì và những thông tin quan trọng về các vấn đề liên quan. Hy vọng chúng là những thông tin hữu ích giúp cho việc quản lý và tối ưu hóa website của bạn trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn.

Nếu bạn có câu hỏi cần được giải đáp hay những câu hỏi về dịch vụ SEO website tại Alla, mời bạn để lại câu hỏi dưới phần bình luận hoặc kết nối với chúng tôi qua Hotline/Zalo 0936.677.519 để được giải đáp.

5/5 - (1 bình chọn)
ALLA

Tăng trưởng kinh doanh ngay hôm nay
với Alla Digital Marketing

Hỗ trợ trò chuyện miễn phí

Từ thứ Hai - thứ Bảy, Sáng 08:00 - Chiều 17:00

Chia sẻ ngay, nếu bạn thấy hữu ích: