“CMS” là khái niệm rất quen thuộc đối với những người làm quản trị website. Nhưng trong thực tế có rất nhiều người chưa hiểu hết được ý nghĩa của cụm từ CMS là gì. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những điều cơ bản về CMS, hệ thống quản trị CMS là gì? CMS có những ưu điểm và nhược điểm gì và các CMS phổ biến hiện nay. Cùng theo dõi nhé!
CMS là gì?
CMS là viết tắt của cụm từ “Content Management System”, trong tiếng Việt được gọi là “Hệ thống quản lý nội dung”. CMS là một phần mềm được sử dụng để quản lý, chỉnh sửa và xuất bản nội dung trên một trang web một cách dễ dàng (nội dung bao gồm: text, nhạc, video, files, hình ảnh,….)
Với các CMS nâng cao, người dùng có thể tạo và quản lý trang web một cách dễ dàng thông qua giao diện đồ họa và các công cụ hỗ trợ mà không cần sự can thiệp từ người lập trình trang web. Một số CMS phổ biến hiện nay bao gồm: WordPress, Drupal, Joomla, Magento, v.v.
CMS hoạt động như thế nào?
Khi đã xây dựng được một website cho mình, người quản trị phải thực hiện các bước sau:
- Xác lập giao diện bên ngoài (front-end)
- Quản lý hệ thống bên trong (back-end)
Có thể sử dụng bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như: JavaScript, CSS (cho front-end); và Python, JavaScript, PHP (cho back-end)…
Với hệ thống CMS, các thao tác này sẽ được giản lược bớt. Bạn có thể xây dựng hệ thống quản lý với giao diện chạy trực tiếp trên trình duyệt. Người dùng sẽ sử dụng content editor để tạo bài viết, xuất bản thông tin,… thay vì phải viết code như trước kia.
Bên cạnh đó, với CMS, để chèn nội dung, người dùng không cần phải truy cập trực tiếp vào server. Mà chỉ cần chỉnh sửa qua giao diện quản lý đã được cài đặt sẵn.
Phân loại các CMS
CMS được phân thành 3 loại khác nhau: CMS open source, CMS tự code, xây dựng hay dùng Framework hay CMS bị tính phí. Xem danh sách các CMS dưới đây:
#1 CMS open source
CMS open source còn được gọi là CMS mã nguồn mở. Là hệ thống quản trị rất phổ biến hiện nay. Hệ thống CMS này hội tụ đầy đủ các tính năng cần thiết như: quản lý trang, tài khoản, bài viết, các liên kết, cấu hình, tag,… ngay khi được cài đặt lên máy chủ.
#2 CMS tự code, xây dựng hay dùng Framework
Với hệ thống CMS này, đòi hỏi người dùng khi cài đặt phải tự code lại toàn bộ. Việc này sẽ khiến cho việc cài đặt trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Ngược lại, người dùng có thể tùy chọn giao diện thiết kế yêu thích và phù hợp nhất.
#3 CMS bị tính phí
CMS bị tính phí bắt buộc người dùng phải chi trả một khoản tiền cho việc mua bản quyền. Các đơn vị cung cấp sẽ tiến hành thực hiện tất cả các thao tác như: nâng cấp, sửa lỗi hay vận hành hệ thống… Với CMS này, hệ thống sẽ hoạt động được ổn định hơn và có nhiều tính năng riêng biệt, hấp dẫn.
Chức năng của CMS là gì?
CMS có chức năng quan trọng trong việc điều khiển và vận hành website, bao gồm:
- Tạo và lưu trữ các nội dung trên website
- Có thể chỉnh sửa nội dung
- Chia sẻ và chuyển nội dung dễ dàng
- Chức năng quản lý và phân quyền người dùng
Vì thế, các doanh nghiệp cần cài đặt CMS trên website của mình để thuận lợi hơn trong việc vận hành và phát triển website. Bên cạnh đó, nó còn góp phần lớn trong việc khẳng định, nâng cao vị thế thương hiệu doanh nghiệp.
Tại sao nên sử dụng CMS?
Thứ nhất: Giúp website trở thành kênh marketing hiệu quả
Thông qua hệ thống quản trị nội dung CMS, các doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện các chiến dịch marketing hay các hình thức tiếp tục như: content, marketing,…Q ua đó, thu hút đông đảo khách hàng tiềm năng và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp ra thị trường trong nước hay quốc tế.
Thứ 2: Cập nhật nội dung thông tin
Hiện nay, content marketing là hình thức tiếp thị rất phổ biến và mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, sự xuất hiện của hệ thống CMS đã góp phần không nhỏ vào việc mang lại hiệu quả cho các chiến dịch content marketing.
Với hệ thống CMS, doanh nghiệp có thể thực hiện chỉnh sửa, tạo lập hay xuất bản nội dung một cách đơn giản, nhanh chóng ở bất cứ đâu chỉ với một vài thao tác nhỏ. Bên cạnh đó, hệ thống còn có chức năng lưu nháp nội dung chưa hoàn thành, hỗ trợ khả năng hạn chế truy cập, thêm các hình ảnh, video,… Giúp doanh nghiệp kiểm soát nội dung tiếp thị dễ dàng cũng như phát triển hình thức tiếp thị hiệu quả hơn.
Thứ 3: Bảo đảm và duy trì tính nhất quán cho doanh nghiệp
CMS cho phép nhiều người dùng chỉnh sửa trên cùng một giao diện. Điều này vừa giúp cho doanh nghiệp duy trì được tính nhất quán hơn mà còn tiết kiệm không ít thời gian, chi phí và nhận lực của doanh nghiệp.
Lợi ích mà CMS đem lại là gì?
3 lợi ích quan trọng nhất mà CMS mang lại:
- Thứ nhất: giúp website trở thành kênh marketing hiệu quả
- Thứ 2: cập nhật nội dung thông tin
- Thứ 3: bảo đảm và duy trì tính nhất quán cho doanh nghiệp
Có thể thấy CMS đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và cá nhân. Đó cũng chính là lý do tại sao các doanh nghiệp nên sử dụng CMS. Bạn có thể theo dõi các lý giải dưới đây của chúng tôi để hiểu hơn về CMS.
CMS nào được ưa chuộng hiện nay?
Nếu bạn là người mới tìm hiểu về website thì chắc chắn bạn sẽ bắt gặp các thuật ngữ như: mã nguồn mở, mã nguồn mở Joomla, mã nguồn mở wordpress, PHP,… Hiểu đơn giản, mã nguồn là tập hợp các thành phần khác nhau và được đóng gói lại, chúng có thể thực thi các chức năng cụ thể nào đó. Mã nguồn ở ở đây là mã nguồn sẽ public mọi thứ để người dùng có thể tải về sử dụng, nghiên cứu, thay đổi, phối phối lại mã nguồn với bất cứ mục đích nào đó.
Hiện nay có rất nhiều hệ thống CMS khác nhau, tuy nhiên có 7 CMS sau được ưa chuộng nhất. Các CMS bao gồm: CMS WordPress, CMS Joomla, CMS Drupal, CMS Magento, CMS Opencart, CMS Dotclear, CMS Typo3.
CMS WordPress (Tốt nhất cho người mới bắt đầu)
Là sự lựa chọn tốt nhất dành cho người mới bắt đầu vì nó dễ sử dụng. WordPress hoạt động tốt với các website nhỏ và trung bình, blog, website bán hàng nhỏ.
Đây là hệ thống CMS thông dụng nhất hiện nay, được xây dựng trên hệ thống ngôn ngữ PHP, sử dụng phổ biến trên các lĩnh vực: bất động sản, website bán hàng, thương mại điện tử quy mô nhỏ,… Bạn có thể thiết kế web bằng mã nguồn mở wordpress, giúp mọi người có thể public mọi thứ với mục đích nào đó.
CMS Joomla (Điểm chung giữa Drupal và WordPress)
Tuyệt vời cho thương mại điện tử hoặc các website mạng xã hội, nhưng Joomla đòi hỏi các bạn có sự hiểu biết cơ bản về các kỹ năng lập trình.
Joomla là gì? Joomla là hệ thống CMS phổ biến nhất hiện nay. Với CMS này, bạn có thể sử dụng dễ dàng mà không đòi hỏi người dùng phải có trình độ chuyên môn cao. Đặc tính cơ bản của Joomla bao gồm: lập chỉ mục, bản tin nhanh, blog, đọc tin RSS, lịch biểu,…Bạn có thể tìm hiểu về Joomla và cài đặt hệ thống CMS cho website doanh nghiệp của mình.
CMS Drupal (Mạnh mẽ và phức tạp nhất)
Là khó nhất, nhưng cũng là mã nguồn mạnh mẽ nhất. Để thiết kế website bằng Drupal đòi hỏi bạn phải thành thạo HTML, CSS, Javascript, PHP
CMS Drupal được xây dựng trên hệ thống ngôn ngữ PHP, thường sử dụng cho các web có quy mô vừa và lớn. Hệ thống này rất linh hoạt và đa dạng, bạn có thể áp dụng trên các lĩnh vực: thương mại điện tử, lĩnh vực tin tức, website theo yêu cầu…
CMS Magento là gì?
CMS Magento cũng có điểm tương đồng với Drupal hay WordPress là sử dụng PHP là nền tảng và lưu trữ dữ liệu tại MySQL. CMS Magento sử dụng mã nguồn mở, giúp người dùng dễ dàng lựa chọn giao diện cấu hình theo sở thích.
CMS Opencart là gì?
CMS Opencart cũng được xây dựng trên nền tảng ngôn ngữ PHP và sử dụng mã nguồn mở. Đây là sự lựa chọn lý tưởng cho các hệ thống bán hàng online.
CMS Typo3 là gì?
CMS Typo3 được viết bằng PHP, phù hợp chạy trên một số máy chủ web như: IIS, Apache, Linux, FreeBSD,…
CMS Dotclear là gì?
CMS Dotclear được phát triển bởi Olivier Meunier từ năm 2002, là hệ thống có chức năng xuất bản blog nguồn mở, được phân phối theo GNU GPLv2. Hiện Dotclear đang thu hút đông đảo các nhóm nhà phát triển vững chắc và được ứng dụng tại Pháp.
Như vậy, bài viết trên đã lý giải cho bạn CMS là gì cũng như hệ thống CMS là gì và các CMS phổ biến nhất hiện nay. CMS khá đơn giản và không đòi hỏi người dùng phải có trình độ kỹ thuật. Vì thế, bạn hãy tìm hiểu và cài đặt cho mình hệ thống CMS phù hợp để xây dựng website chuyên nghiệp hơn nhé.