464 lượt xem

Tạo dựng content chất lượng và tối ưu content giúp giữ chân khách hàng hẳn là công việc cực kỳ khó khăn…nhất là với SEOer. Cho dù bạn từng đọc rất nhiều blog chia sẻ tuyệt chiêu sáng tạo Content Viral thì công việc này vẫn khiến bạn mất hàng giờ căng não. Nhưng hãy tin tôi, bạn vẫn có thể viết content hay mà không cần có “tài năng thiên bẩm”. Cùng khám phá ngay nhé!

Tối ưu content là gì?

Tối ưu content là quá trình thực hiện chỉnh sửa nội dung website sao cho hấp dẫn, hữu ích, phù hợp với ý định tìm kiếm của người dùng. Đồng thời còn giúp website tăng tốc độ load, tăng trải nghiệm người dùng, hơn hết là hỗ trợ công việc SEO Onpage dễ dàng hơn.

Thực hiện việc tối ưu nội dung website thường xuyên để đảm bảo hệ thống content luôn được làm mới, cung cấp những nội dung hữu ích, loại bỏ những nội dung ít giá trị.

Tối ưu content là gì?
Tối ưu content là gì?

Tại sao cần tối ưu Content?

Content (nội dung) đóng một vai trò rất quan trọng khi xây dựng website, content giúp bạn truyền tải thông điệp đến người đọc. Một website có ít nội dung, không có nội dung hay nội dung kém chất lượng thì chẳng có lý do gì để người đọc tiếp tục ghé thăm hay chia sẻ cả.

Thực hiện quá trình tối ưu content đem đến cho người đọc những nội dung bổ ích, hỗ trợ việc SEO website thuận lợi, tăng lượng truy cập. Vậy các bước tối ưu content ra sao?

Cần chuẩn bị những gì để tối ưu content SEO

Như các bạn thấy đấy, các Doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực đang đầu tư ngày càng nhiều vào Website. Sự cạnh tranh trên thị trường Internet ngày càng lớn, để thương hiệu nổi bật, thu hút khách hàng bắt buộc chúng ta phải đầu tư vào content sao cho tốt hơn. Những nội dung mang giá trị, phù hợp với nhu cầu tìm kiếm người dùng sẽ đem lại lợi ích to lớn cho Doanh nghiệp.

Dưới đây là tất cả những gì bạn cần để thực hiện các bước tối ưu content không chỉ đem lại hiệu quả cho SEO, chiến dịch Marketing mà ngay cả doanh thu thực tế nữa.

  • Mindset: từ góc nhìn, kiến thức, kinh nghiệm hãy bắt tay ngay vào triển khai dự án để thấy được kết quả bạn nhé.
  • Thời gian: 30 phút tìm kiếm thông tin + 120 phút triển khai
  • Công cụ: Ahrefs hoặc công cụ tương tự để có thể phân tích từ khóa, phân tích đối thủ chi tiết.

Nếu đã có đủ 3 tiêu chí thì bắt tay vào ngay thôi!

7 bước tối ưu content SEO hiệu quả lên TOP hàng trăm từ khóa

#1. Nghiên cứu từ khóa

Bước đầu tiên trong quá trình tối ưu content SEO mà bạn không được bỏ qua chính là nghiên cứu.

Nghiên cứu từ khóa giúp tối ưu content hiệu quả
Nghiên cứu từ khóa giúp tối ưu content hiệu quả

Chọn chủ đề trước khi research keyword

Để công việc nghiên cứu từ khóa diễn ra nhanh chóng và thuận tiện điều đầu tiên chúng ta nên làm là lựa chọn chủ đề (Topic) trước rồi mới nghiên cứu từ khóa. Bởi có rất nhiều thị trường hay ngành nghề (y dược,…) việc tìm kiếm keyword sẽ rất khó hoặc cạnh tranh cao.

Bạn có thể mở rộng chủ đề giúp thu hút khách hàng tiềm năng bằng cách:

Cách 1: Dựa vào chiến lược content mà đưa ra những chủ đề phù hợp, đồng thời giúp bạn tránh được việc trùng lặp nội dung sau này.

Ví dụ: Bạn đang muốn nói về “SEO Content” và  “SEO Onpage” thì bạn cần có chiến lược nội dung xoay quanh 2 chủ đề này và tiến hành nghiên cứu từ khóa bên trong topic như: “SEO Content” thì có cách viết content hay, tối ưu content, công cụ check content,… “SEO Onpage” thì cần có Meta Title, Meta Description,….

Cách 2: Mở rộng topic bằng cách đặt câu hỏi “Khách hàng cần gì khi mua sản phẩm/dịch vụ?”

Hãy đặt mình vào vị trí là khách hàng đang cần tìm kiếm thông tin mua sản phẩm/dịch vụ.

Ví dụ bạn muốn tìm “vali du lịch” thì ngoài việc xem thông tin sản phẩm bạn còn muốn xem các thông tin về “du lịch ở…”, “đồ cần chuẩn bị khi đi du lịch”, “kinh nghiệm đi du lịch”,…

Do vậy khi lên chiến lược nội dung SEO website bạn cần lựa chọn topic rồi mới research keyword sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Nghiên cứu từ khóa bằng phương pháp tìm kiếm Phantom Keyword

Bước 1: Chọn Keyword Explorer trong Ahref điền từ khóa “ghế massage”, lựa chọn lọc theo điều kiện KD (max=0), Word Count (3-max), Volume (10-max), SERP Features: Include Sitelinks (lọc từ khóa có URL lên top)

Bước 2: Chọn lọc từ khóa ít cạnh tranh bằng cách

  • Dùng Google ẩn danh theo cú pháp “allintitle:từ khóa”
  • Dùng Spineditor
Loại từ khóa ít cạnh tranh trên Spineditor
Loại từ khóa ít cạnh tranh trên Spineditor

#2. Dựa vào ý định tìm kiếm người dùng để phân loại từ khóa

Với danh sách hàng loạt từ khóa đã nghiên cứu trên, bạn cần phân loại chúng theo mục đích người dùng tìm kiếm.

Các website chưa được tối ưu Search Intent hầu hết đều bị ảnh hưởng sau đợt cập nhật Google hồi tháng 08 – 09/2020. Nội dung website chưa được tối ưu phù hợp với mục đích tìm kiếm người dùng đều dẫn đến việc các chỉ số Time on site (thời gian trên trang) thấp, Bounce rate (tỷ lệ thoát) cao, khiến website bị tụt thứ hạng.

Vậy mục đích tìm kiếm là gì? Tối ưu chúng ra sao? Mục đích hay ý định tìm kiếm (Search Intent) chính là nhu cầu, mong muốn của người dùng đằng sau mỗi từ khóa truy vấn trên công cụ tìm kiếm.

Có 4 loại Search Intent, gồm:

Search Intent Informational (Ý định tìm kiếm thông tin)

Người dùng sử dụng từ khóa ở trường hợp này là muốn đưa ra câu hỏi để nhận lấy thông tin trả lời hay tìm hiểu về chủ đề nào đó và bạn có thể giải đáp thắc mắc đó. Loại này thường là các dạng từ khóa như “là gì?”,” ở đâu?”, “làm gì?”, “tại sao?”, “như thế nào?”, hướng dẫn…

Search Intent Navigation (Ý định tìm kiếm điều hướng)

Người dùng thường hay sử dụng từ khóa như “Ahref”, “Google Search Console”, “Facebook”,… với mong muốn là dẫn đến 1 trang web cụ thể thay vì các trang web tìm hiểu thông tin.

Ví dụ như họ đang muốn tìm “Google Search Console” tức là họ muốn tìm đến https://search.google.com/search-console/about và truy cập thôi chứ không phải là những bài viết nội dung kiểu “Hướng dẫn sử dụng Google Search Console”.

Search Intent Transaction (Ý định tìm kiếm mua hàng, giao dịch)

Người dùng search từ khóa loại này thường có xu hướng mua sản phẩm/dịch vụ. Ví dụ: “Công ty thiết kế web”, “giày sneaker tại Hà Nội”, “sale áo khoác”,…

Search Intent Commercial Investigation (Ý định tìm kiếm điều tra thương mại)

Với ý định tìm kiếm này thường là những so sánh, nghiên cứu, những review về sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu để có thể mua hàng trong tương lai. Với ý định tìm kiếm này sẽ cần có thời gian để họ lựa chọn mua hàng, họ cần suy nghĩ và được thuyết phục rằng: sản phẩm/dịch vụ của bạn là tốt nhất thị trường.

Ví dụ: “mua điện thoại iphone ở đâu tốt?”, “dịch vụ SEO uy tín ở đâu”

Ví dụ về ý định tìm kiếm người dùng
Ví dụ về ý định tìm kiếm người dùng

Vì vậy việc phân loại từ khóa đúng với ý định tìm kiếm của người dùng để đưa ra được những chiến lược nội dung phù hợp sẽ đem lại lợi thế rất nhiều.

Khi người dùng muốn mua sản phẩm/dịch vụ, thì website của bạn phải được tối ưu trang trang mục sản phẩm rank TOP. Chứ đừng dại dột tối ưu một bài viết thông tin dài lên TOP.

#3. Tối ưu Content theo chủ đề việc quan trọng cần làm

Kể từ năm 2015 Google đã trở nên thông minh hơn trong việc đưa ra các kết quả tìm kiếm tối ưu, nhờ vào cỗ máy trí tuệ nhân tạo AI của Google RankBrain.

Ví dụ trước năm 2015 khi tìm kiếm cụm từ “điện thoại quả táo khuyết” Google sẽ trả về kết quả tương ứng với từ khóa “điện thoại”, “quả táo khuyết”. Nhưng hiện nay từ sau 2015 nhờ vào RankBrain, Google hiểu ý định người dùng và trả về kết quả “điện thoại iphone”

Hay khi bạn tìm từ khóa “ung thư bao tử” hay “ung thư dạ dày” thì kết quả trả về của 2 cụm từ khóa này là giống nhau. Ở trường hợp này, trước thời điểm 2015 khi muốn tối ưu từ khóa bạn cần phải viết 2 bài riêng biệt, tối ưu theo 2 từ khóa khác nhau với cùng chủ đề.

Sau này khi Google đã cải tiến hơn mình sẽ lựa chọn ra chủ đề chung nhất và triển khai. Như vậy khi viết bài “dấu hiệu ung thư dạ dày” thì chúng ta sẽ chọn chủ đề lớn là “ung thư dạ dày” và triển khai các vấn đề liên quan khác như (cách chữa, nguyên nhân, đề phòng, thuốc điều trị, địa chỉ chữa,…)

#4. Tìm subtopic cần đề cập trong bài

Bạn có thể tìm subtopic cần đề cập trong bài bằng những cách như sau:

  • Cách 1: Tìm tham khảo ở 10 đối thủ TOP đầu
  • Cách 2: Tìm bên website nước ngoài bằng cách dịch từ khóa sang tiếng anh. Cách này hữu ích với lĩnh vực y khóa, kỹ thuật cần kiến thức chuyên môn sâu.
  • Cách 3: Đặt mình vào vị trí người dùng để tìm kiếm chủ đề hoặc khảo sát ý kiến bạn bè, người thân

#5. Viết bài chuẩn SEO

Nếu đây là bước mà bạn cảm thấy e ngại vì phải sáng tạo văn chương, hình ảnh,… thu hút người đọc thì bạn có thể sử dụng dịch vụ viết content chuẩn SEO từ Alla. Alla vẫn luôn áp dụng những điều này khi làm content cho khách hàng:

  • Lên Outline (dàn ý) chi tiết
  • Triển khai tất cả những gì được đề cập ở phần yêu cầu Heading
  • Lựa chọn, liệt kê những nguồn tham khảo tốt nhất
  • Độ dài bài viết
  • Bài viết chuyên sâu xuyên suốt topic và subtopic
  • Thông tin hữu ích, đúng mục đích người dùng
  • Hình ảnh, video sắc nét
  • Đảm bảo content unique
  • Khéo léo chèn thông tin sản phẩm/dịch vụ vào bài viết thông tin

Bạn sẽ không còn phải “căng não” sáng tạo content nữa mà tập trung vào kiểm tra chất lượng content mà Alla thực hiện.

Dựa vào checklist sau đây để có thể tối ưu bài viết của bạn một cách tốt nhất nhé!

Checklist tối ưu content Onpage
Checklist tối ưu content Onpage

Hy vọng với những thông tin bài viết trên chia sẻ, Alla sẽ giúp bạn kiểm tra được vấn đề website đang gặp phải và từng bước để tối ưu content hiệu quả, SEO TOP hàng nghìn từ khóa nhanh chóng.

5/5 - (1 bình chọn)
ALLA

Tăng trưởng kinh doanh ngay hôm nay
với Alla Digital Marketing

Hỗ trợ trò chuyện miễn phí

Từ thứ Hai - thứ Bảy, Sáng 08:00 - Chiều 17:00

Chia sẻ ngay, nếu bạn thấy hữu ích: