697 lượt xem

Việc lập kế hoạch SEO chi tiết cho từng giai đoạn là đặc biệt quan trọng để giúp trang web của bạn xuất hiện trên bảng xếp hạng của công cụ tìm kiếm nhanh hơn. Một kế hoạch SEO chuyên nghiệp sẽ giúp bạn đi đúng hướng dựa trên mục tiêu và các con số khách quan.

Lập kế hoạch SEO và tầm quan trọng của bản kế hoạch SEO

Để lập được một kế hoạch SEO chi tiết trước tiên bạn cần hiểu được về kế hoạch SEO là gì? Một kế hoạch SEO đem lại lợi ích gì và cần lưu ý những gì? Cùng theo dõi nhé.

Khái niệm

Kế hoạch SEO là bản kế hoạch chi tiết nhằm để xây dựng, phát triển, cải thiện thứ hạng trang web trên bảng xếp hạng tìm kiếm.

Một bản kế hoạch SEO chuyên nghiệp đưa ra được giai đoạn cần triển khai công việc gì, thời gian này nên làm gì, nhân lực thực hiện và cả ngân sách dự toán. Nhằm mục đích tối ưu hóa các đầu việc như nội dung, thiết kế website, xây dựng liên kết,… một cách chính xác, tiết kiệm được thời gian và ngân sách.

Tầm quan trọng

tam-quan-trong-cua-ke-hoach-seo-voi-nguoi-moi
Bản kế hoạch SEO có tầm quan trọng như thế nào?

Kế hoạch SEO là công việc mất khá nhiều thời gian và công sức để website có thể được xếp thứ hạng tốt nhất trên bảng xếp hạng tìm kiếm. Với mục tiêu tăng lưu lượng truy cập và tăng khả năng chuyển đổi.

Lập kế hoạch SEO là việc bắt buộc cần làm để bắt đầu một chiến dịch SEO. Là việc làm đặc biệt quan trọng nhưng lại có rất nhiều người bỏ qua hoặc thực hiện hời hợt.

Một chiến dịch SEO hiệu quả cần được xây dựng dài hạn và cần được theo dõi, cập nhật thường xuyên. Đặc biệt là kiến thức chuyên môn và các thuật toán để nắm rõ các quy tắc sao cho việc thực hiện tối ưu hiệu quả.

Kế hoạch SEO cho biết website của bạn đang và sẽ tăng trưởng đạt mức độ ra sao. Dễ dàng kiểm soát được ngân sách, thời gian và tiến độ của dự án.

Nếu website của bạn xuất hiện trong TOP kết quả tìm kiếm, chứng tỏ website của bạn có được sự tin cậy bởi Google và người dùng. Đồng nghĩa rằng kế hoạch SEO của bạn hoàn toàn đang đi đúng hướng.

Các bước hướng dẫn lập kế hoạch SEO

Website không lên TOP, bị lỗi nhiều trong quá trình SEO dễ khiến bạn hoảng loạn. Bạn không biết đã thực hiện sai ở bước nào, giai đoạn nào cần thêm nguồn nhân lực, ngân sách nên chi tiêu như nào cho hợp lý,…

Tất cả những vấn đề trên có thể được giải quyết nếu bạn có một bản kế hoạch SEO tổng thể phù hợp, chi tiết. Nhưng để thiết lập một chiến lược SEO hoàn hảo như thế nào? Cùng xem những bước xây dựng bản kế hoạch SEO chi tiết cho website dưới đây.

Bước 1: Phân tích, đánh giá website

Việc phân tích website (audit website) là công việc đầu tiên cần phải làm khi bắt đầu thực hiện dự án SEO. Việc phân tích website được đánh giá là khá khó, nhưng nếu có thể hoàn thành một cách chi tiết, chính xác sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho quá trình SEO sau này. Bạn sẽ có một cái nhìn tổng quan hơn rằng website đang mắc lỗi gì, cần tối ưu ở đâu,… để dự án phát triển tốt hơn.

Các hạng mục cần phân tích, đánh giá

Bạn cần lưu ý những hạng mục sau đây để có thể tối ưu website một cách thuận tiện từ tổng quan đến chi tiết.

  • Kiểm tra các phiên bản website có www, non-www, http và https, không để tình trạng chạy cùng một lúc hãy redirect về cùng 1 phiên bản https.
  • Kiểm tra tình trạng “index, noindex” của website
  • Cấu trúc website đã hợp lý chưa?
  • Website đã thiết lập “robots.txt” hay đã tạo “sitemap” đúng chưa?
  • Tốc độ tải trang PageSpeed đã được tối ưu tốt hay chưa?
  • Nội dung website (số lượng, độ dài, )
  • Các yếu tố về onpage như: thẻ Title, thẻ Heading (h1, h2, h3,…), meta, hình ảnh,…
  • Hệ thống link xây dựng như thế nào?
  • Thứ hạng website thời điểm hiện tại

Các công cụ phục vụ cho việc phân tích website

Sử dụng các công cụ hỗ trợ để kiểm tra và phân tích tình trạng trang web giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức khi làm một dự án SEO “dài hơi”.

  • Công cụ hỗ trợ Audit website: Website audit của SEO PowerSuite, ScreamingFrog,…
  • Công cụ check backlink: Analytics, Ahref, Majestic SEO,…

Bước 2: Lập kế hoạch từ khóa SEO

ke-hoach-seo-bao-gom-nhung-gi
Kế hoạch SEO bao gồm những công việc gì?

Kế hoạch SEO từ khóa tổng thể bao gồm khá nhiều công đoạn từ việc nghiên cứu từ khóa phù hợp với search intent, lọc từ khóa và phân nhóm từ khóa theo chủ đề.

Một kế hoạch xây dựng bộ từ khóa SEO hoàn hảo, sẽ đảm bảo cho việc không bị trùng lặp nội dung, Keyword Cannibalization (ăn thịt từ khóa), cung cấp bộ từ khóa để sản xuất thông tin chuyên sâu,… tất cả đều hướng đến người dùng và tạo sự uy tín đối với công cụ tìm kiếm.

Nghiên cứu từ khóa

Một công việc mất khá nhiều thời gian, công sức và cần có sự tỉ mỉ, logic của một SEOer. Bạn cần phải nghiên cứu từ khóa bám vào mục tiêu mà Doanh nghiệp đang hướng đến, mục tiêu bán hàng, xây dựng thương hiệu hay cung cấp thông tin.

  • Khi nghiên cứu từ khóa bạn sẽ tìm ra được những bộ từ khóa sâu hơn liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của mình.
  • Chọn ra được những từ khóa có nhiều lượt tìm kiếm và độ cạnh tranh thấp để nâng cao khả năng xếp hạng.
  • Các số liệu về từ khóa như thời điểm nào được tìm kiếm nhiều; có phải người dùng thực sự quan tâm thời điểm này; có đúng với hành vi, tâm lý người dùng hay không; có đem lại chuyển đổi thực sự;…

Bạn có thể tìm hiểu quy trình nghiên cứu từ khóa tại đây.

Tìm, lọc và phân nhóm từ khóa

Qua quá trình nghiên cứu từ khóa mời bạn tìm hiểu các bước tìm từ khóa, lọc và phân nhóm chúng theo đúng chủ đề SEO một cách chuyên sâu.

Những bước tìm từ khóa mà bạn có thể ứng dụng.

  • Bước 1: Dựa vào tư duy cá nhân để tìm hiểu mở rộng các từ khóa liên quan đến sản phẩm/dịch vụ.
  • Bước 2: Tìm hiểu qua người thân, bạn bè, gọi điện cho khách hàng cũ
  • Bước 3: Tìm từ khóa SEO qua Google Suggest
  • Bước 4: Tìm hiểu qua website của đối thủ
  • Bước 5: Check nhóm từ khóa của đối thủ bằng cách sử dụng câu lệnh site:domain.com “keyword”
  • Bước 6: Tìm kiếm từ khóa qua trang web liên quan nước ngoài
  • Bước 7: Sử dụng các công cụ hỗ trợ để tìm kiếm từ khóa như: keywordtool.io, Keyword Planner, kwfinder, answerthepublic, alexa,…
  • Bước 8: Tổng hợp lại từ khóa trên file excel, sau đó lọc những từ khóa không có lượt tìm kiếm, từ khóa sai chính tả,…
  • Bước 9: Phân loại từ khóa bằng cách sắp xếp các từ khóa và nhóm chúng lại thành một nhóm. Việc làm này hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc tối ưu bài viết.

Phân nhóm từ khóa được chia làm 3 loại: nhóm từ khóa chính, nhóm từ khóa phụ, nhóm từ khóa chuyển đổi. Tìm hiểu cách phân nhóm từ khóa qua bài viết này.

Bước 3: Cấu trúc website

Dựa vào bảng từ khóa đã nghiên cứu và phân loại tại bước trên, bạn sẽ xây dựng được cấu trúc website. Bạn sẽ xác định được nhóm từ khóa nào được SEO ở LandingPage nào (từ khóa trang chủ; từ khóa chuyên mục; từ khóa bài viết sản phẩm/dịch vụ/tin tức)

Bước 4: Phân tích đối thủ

“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” đối với SEO việc nghiên cứu đối thủ là công việc vô cùng quan trọng. Việc nghiên cứu đối thủ có ảnh hưởng khá lớn đến kế hoạch SEO của bạn và cũng như khả năng xếp hạng website.

  • Bạn có thể tìm thấy đối thủ của mình thông qua việc tìm từ khóa chính, từ khóa bạn muốn SEO.
  • Sau đó liệt kê những đối thủ cạnh trang mà bạn muốn chiếm TOP từ TOP 3 – 5.
  • Phân tích website của đối thủ: TOP Page của đối thủ đạt thứ hạng ra sao; kiểm tra từ khóa mà đối thủ đang SEO tại đâu; tuổi đời domain; cấu trúc website; mức độ tối ưu (các thẻ Title, Heading, Meta, Alt ảnh,…); trải nghiệm đối với người dùng,…
  • Phân tích nội dung website đối thủ: lượng bài viết index; tần suất đăng bài; tính duy nhất của nội dung; bố cục bài viết có thu hút người đọc; internal link có kích thích khả năng chuyển đổi;…
  • Phân tích Offpage: Số lượng backlink; link từ đâu – tự làm hay mua – có chất lượng không; lượng link còn sống và chết ra sao; traffic hiện tại; tần suất hoạt động của mạng xã hội;…

=> Từ đó rút ra được rằng lượng link thực tế cần có để đạt TOP hiện tại như đối thủ. Sử dụng những link mà đối thủ đặt link để xây dựng hệ thống link cho mình.

Bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ giúp nghiên cứu đối thủ hiệu quả đó là: Ahref, SEMRush, SimilarWeb, Alexa,…

Bước 5: Lập kế hoạch SEO: Tính toán khối lượng công việc, nhân sự, ngân sách

tinh-toan-khoi-luong-cong-viec-seo-can-lam
Tính toán khối lượng công việc, nhân sự, ngân sách khi làm SEO

Sau khi đã biết được công việc và khối lượng công việc cần làm, bạn đã có thể chia những công việc theo thời gian và tính toán được lượng nhân sự và ngân sách cho dự án (ngân sách phụ thuộc vào chi phí đầu tư để phân chia phù hợp)

Phân chia nội dung dựa trên kế hoạch mục tiêu

  • Viết nội dung nào trước (bán hàng, cung cấp thông tin, chuyển hướng)
  • Chọn từ khóa nào làm trước từ khóa nào làm sau, thứ tự từ khó đến dễ (từ dễ đến khó) phù hợp với kế hoạch của từng nhóm từ khóa.
  • Cấu trúc bài viết,…

Kế hoạch xây dựng backlink

Từ việc nghiên cứu đối thủ, bạn sẽ rút ra được cần bao nhiêu link để chiếm được vị trí mong muốn, link ở đâu, link loại gì,…

Và việc xây dựng hệ thống link cũng cần được gắn kết với kế hoạch nội dung bên trên. Ví dụ:

  • Link liên quan đến chủ đề bài viết
  • Số lượng bài viết để chèn link, và link này hỗ trợ cho bài nào trên website
  • Tỷ lệ loại link (textlink, image link, link trần và link dofollow, nofollow) sử dụng là bao nhiêu.
  • Mô hình xây dựng

Kế hoạch nâng cao traffic (lượng truy cập)

Bạn có thể tìm kiếm được nguồn traffic đa dạng như: Organic traffic, social, direct,…

Để đạt được lưu lượng truy cập mong muốn bạn cần tính toán và phân bổ sao cho phù hợp. Cần tăng số lượng nội dung là bao nhiêu, backlink là bao nhiêu, thời gian, ngân sách để đạt được traffic mục tiêu.

  • Dựa vào chi phí đầu tư tối đa cùng deadline của dự án để tối ưu lại các đầu việc.
  • Cần lượng nhân sự là bao nhiêu, chi phí cho từng nhân sự
  • Chi phí mua công cụ hỗ trợ, chi phí mua link, chi phí quảng cáo,…

Từ đó sẽ đưa ra được mức ngân sách cụ thể cho từng hạng mục và tổng dự án một cách tối ưu nhất.

Bước 6: Cài đặt các công cụ theo dõi

Hai công cụ giúp theo dõi website của bạn không mất phí và chính xác nhất chính là Google Search Console, Google Analytics. 

Xem hướng dẫn cài đặt Google Webmaster Tools tại đây.

Và Google Analytics chi tiết nhất tại đây.

  • Công cụ dùng để theo dõi hành vi người dùng như: Hotjar, CrazyEgg, Heap Analytics
  • Công cụ check thứ hạng từ khóa: Rank Tracker, Spineditor,…
  • Công cụ loại bỏ link xấu: Disavow link, Link Detox.
  • Công cụ giúp bạn bảo vệ bản quyền bài viết khi đăng trên website: DMCA

Bước 7: Tối ưu onsite

Sau thời gian phân tích website của mình và đối thủ, bạn sẽ biết được những ưu điểm gì cần phát huy, nhược điểm nào cần phải tối ưu, thay đổi. Và cần lưu ý một số điểm khi tối ưu onsite sau đây.

  • Tốc độ tải trang
  • Tối ưu khả năng thu thập dữ liệu như: Broken link, page 404, No sitemap, Poor Internal Link, Dynamic Page, Moving Your Site (301), khả năng thân thiện với thiết bị di động,…

Bước 8: Sản xuất nội dung và tối ưu onpage

ke-hoach-toi-uu-onpage-tai-alla-demo
Kế hoạch tối ưu Onpage tại Alla – Demo

Một trong những kế hoạch quan trọng đóng góp vai trò to lớn cho việc kéo traffic và xây dựng thương hiệu uy tín cho website đó chính là quá trình sản xuất nội dung, tối ưu onpage.

Lập kế hoạch cho việc sản xuất nội dung chất lượng, liên quan đến sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu mà người dùng đang quan tâm, tìm kiếm nhiều nhất.

Tại bước này bạn vừa viết bài, vừa kết hợp với việc tối ưu onpage luôn. Sau khi đăng bài bạn sẽ xây dựng hệ thống link nội bộ để điều hướng người dùng khi truy cập website.

Sản xuất nội dung

Hầu hết mọi người thường có suy nghĩ cứ chuẩn SEO là lên TOP, là tối ưu cho Google Bot. Nhưng Google ngày nay thông minh hơn, chúng hướng đến người dùng. Do vậy, những website với nội dung đem lại thông tin giá trị cho người dùng sẽ được Google đánh giá cao hơn và ưu tiên xếp hạng.

Nội dung cần mang những tiêu chí sau: Liên quan – Hữu ích – Tươi mới – Sáng tạo – Độc quyền.

Sáng tạo nội dung: Xác định mục tiêu bài viết, vấn đề cần giải quyết, viết bài sử dụng công thức 5W – 1H, xây dựng nội dung liên quan, hoàn thiện nội dung, đọc lại.

Tối ưu onpage

  • URL: tối ưu dưới 70 ký tự, không để quá dài.
  • Title: với độ dài không quá 60 ký tự, có chứa từ khóa và xuất hiện tại phần mở đầu, có thể bao gồm cả từ khóa chính liên quan.
  • Meta description: với giới hạn ký tự nên là 155 ký tự
  • Thẻ Heading: Trong chuyên mục H1 chính là tên chuyên mục, tên sản phẩm/dịch vụ, hay tên bài viết. Bạn có thể sử dụng công cụ Web developer để check thẻ Heading.
  • Keyword Density: Mật độ từ khóa nên để nhỏ hơn 5%, tránh tối ưu quá mức.
  • Internal link: cần tối ưu với các link nội bộ liên quan, phù hợp ngữ cảnh, và dễ dàng điều hướng người dùng.
  • External link: trên 1 trang nên để tối đa là 30 link
  • Độ dài: ít nhất là 1000 từ, bôi đậm, in nghiêng
  • Ảnh: bài viết nên có ít nhất 2 – 3 ảnh, đầy đủ thuộc tính alt ảnh, chú thích ảnh, link ảnh.

Bước 9: Check và tối ưu chuyển đổi

Sau khi đã hoàn thành các bước trên, tìm ra được từ khóa và nội dung mang lại chuyển đổi, bạn cần thực hiện tối ưu chuyển đổi theo. Tối ưu chi phí đầu tư và chuyển đổi khách hàng là 2 lưu ý để thực hiện tối ưu chuyển đổi.

Xây dựng hệ thống backlink: Hệ thống link chất lượng sẽ giúp website của bạn tăng sự uy tín và dễ dàng có được thứ hạng cao trên bảng xếp hạng tìm kiếm.

Hãy tìm kiếm và lọc ra những backlink liên quan có chất lượng để đem lại hiệu quả cho website của bạn.

Lưu ý:

  • Việc thực hiện xây dựng link cần kết hợp với xây dựng nội dung + lượng view.

Bởi việc làm nội dung + link mà không có view thì không đảm bảo được độ uy tín của website. Hoặc nếu chỉ viết nội dung mà không có lượng view, tín hiệu link kết nối từ bên ngoài cũng không đem lại hiệu quả cao cho chiến dịch.

  • Nếu website của bạn là website mới, chưa có độ tin cậy (trust), chưa có thứ hạng, thì nên xây dựng nội dung trước. Xây dựng link sẽ được triển khai vào giai đoạn từ 3 – 6 tháng.
  • Tăng lượng view cho website bằng cách chia sẻ thông tin trên mạng xã hội, quảng cáo, công cụ tăng view.

Bước 11: Quản trị web và đo lường hiệu quả

Một kế hoạch SEO hoàn hảo không thể thiếu việc quản trị, theo dõi và đo lường hiệu quả quá trình tối ưu website. Và thực hiện báo cáo theo từng ngày, tuần và tháng để có kế hoạch điều chỉnh đúng với mục tiêu đề ra.

Kế hoạch công việc theo ngày bao gồm:

  • Số bài viết
  • Số link
  • Lượng traffic
  • Và công việc theo tuần

Kế hoạch theo tuần bao gồm:

  • Check thứ hạng từ khóa
  • Kiểm tra tình trạng tăng trưởng của website qua công cụ Google Analytics
  • Check tình trạng backlink
  • Check biến động traffic
  • Kiểm tra nhân sự đã hoàn thành KPI của ngày, tuần chưa?

Kế hoạch theo tháng bao gồm:

  • Tình hình website: thứ hạng từ khóa, traffic, chuyển đổi
  • Tình trạng lỗi trên website
  • KPI và chi phí

Tổng hợp báo cáo, đưa ra kết quả đo lường và lên kế hoạch chỉnh sửa phù hợp để đạt mục tiêu ban đầu.

Mẫu kế hoạch SEO tổng thể tại Alla

thiet-lap-ke-hoach-seo-hoan-hao
Mẫu kế hoạch SEO tại Alla

Bạn có thể tham khảo mẫu kế hoạch SEO tổng thể của Alla dưới đây. Quá trình SEO là quá trình “dài hơi” để xây dựng chiến lược SEO với nội dung và liên kết chất lượng.

Tháng 1 – 2

Để lên được bản kế hoạch chi tiết, chuyên nghiệp bạn cần thực hiện đầy đủ các yếu tố sau:

  • Xác định mục tiêu cần đạt được
  • Thiết lập kế hoạch SEO chi tiết, chuyên sâu
  • Kiểm tra độ khó của từ khóa SEO và chốt danh sách từ khóa với khách hàng.
  • Phân tích đối thủ (TOP 5 đối thủ mạnh nhất)
  • Nghiên cứu xu hướng trong lĩnh vực cần SEO
  • Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
  • Thực hiện kiểm tra các yếu tố onsite, kiểm tra các tiêu chí onpage, offpage.

Tháng thứ 2 bắt đầu xây dựng chiến lược liên kết (công việc dàn trải từ khi bắt đầu cho đến lúc kết thúc dự án, hoặc làm duy trì)

  • Thiết lập báo cáo thứ hạng từ khóa
  • Tối ưu nội dung đã sản xuất, triển khai sản xuất nội dung mới, nổi bật dựa vào kế hoạch từ khóa đã nghiên cứu.
  • Thực hiện triển khai SEO Onpage toàn trang
  • Xây dựng profile mạng xã hội nhằm tạo sự uy tín cho website.

Tháng 3 – 4

Với tháng thứ 3 sẽ có các đầu việc như: Tối ưu cấu trúc website sao cho phù hợp với trải nghiệm khách hàng, cải thiện tốc độ website, tối ưu khả năng thân thiện với thiết bị di động, tối ưu chuyển đổi,…

Sang tháng thứ 4 bạn đã có thể triển khai: tạo Schema Markup, xây dựng kế hoạch truyền thông, sáng tạo mở rộng nội dung với chủ đề hấp dẫn hơn.

Tháng 5 – 6

  • Cập nhật kỹ thuật mới, tối ưu giao diện theo chuẩn UX – UI.
  • Dựa vào các số liệu để điều chỉnh thêm bộ từ khóa mới, nghiên cứu thêm chuyên đề bổ sung và nắm rõ từ khóa mục tiêu.
  • Kiểm tra và hoàn thiện audit website.
  • Đánh giá hiệu quả
  • Thiết lập chiến dịch cho tháng 7 – 12

SEO là quá trình đòi hỏi sự kiên trì, khả năng tư duy, khả năng cập nhật, thay đổi phù hợp với thuật toán của công cụ tìm kiếm.

Việc lập kế hoạch SEO và theo dõi là việc làm rất quan trọng đóng vai trò như kim chỉ nam xuyên suốt dự án SEO. Hỗ trợ bạn đạt mục tiêu nhanh chóng bền vững, tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí hơn.

Liên hệ với Alla qua hotline/zalo 0936677519 nếu bạn muốn có một chiến lược SEO tổng thể chi tiết, chuyên nghiệp nhất.

4.5/5 - (2 bình chọn)
ALLA

Tăng trưởng kinh doanh ngay hôm nay
với Alla Digital Marketing

Hỗ trợ trò chuyện miễn phí

Từ thứ Hai - thứ Bảy, Sáng 08:00 - Chiều 17:00

Chia sẻ ngay, nếu bạn thấy hữu ích: