786 lượt xem

Bạn tin không, một trong những yếu tố giúp tăng xếp hạng website chính là external link?

Tại bài viết dưới đây tôi sẽ làm sáng tỏ lý do vì sao Google lại coi external link là một trong những yếu tố xếp hạng quan trọng. Hướng dẫn bạn cách sử dụng external link “được lợi cho cả người, được lợi cho cả ta – vẹn cả đôi đường”, mời bạn theo dõi:

External link hay còn gọi là Outbound link là những liên kết trên website của bạn trỏ đến những trang web khác trên Internet.

Tôi tin rằng bạn chẳng bao giờ thích đặt link out đến một trang website khác, giống như việc tăng thêm một backlink cho người khác, và trong số đó có thể là đối thủ của bạn.

>>> Xem thêm Backlink là gì? 7 cách xây dựng backlink chất lượng

External Link là gì? Bật mí cách lựa chọn và đặt External link chính xác

Đấy là còn chưa kể đến việc đặt link out còn kéo theo hàng loạt các bất lợi khác cho websiet của bạn như:

  • Khách hàng click vào external link sẽ rời khỏi website của bạn, đi quên mất luôn đường về luôn à tỷ lệ time on site thấp.
  • Chẳng may lại liên kết tới một trang website tệ hại, kiểu gì cũng bị công cụ tìm kiếm phạt
  • Chưa kể đến việc trỏ đến trang có PageRank (PR) thấp hơn web của mình sẽ làm thất thoát sức mạnh.

Thế nhưng,… nếu bạn làm đúng Outbound Link bạn sẽ có những cú ghi điểm “ngoạn ngục về thứ hạng”

Nếu bạn sử dụng liên kết ngoài để cung cấp thông tin tham khảo cho người dùng là điều cực kỳ cần thiết. Điều này chứng tỏ website của bạn đang cung cấp nhiều thông tin đáng tin cậy, có bằng chứng rõ ràng. Và tất nhiên, người dùng sẽ rất dễ chịu, nhiều khả năng sẽ quay lại website của bạn những lần tới.

Nếu bạn vẫn hoài nghi về sức mạnh SEO của external link, tôi sẽ chứng minh cho bạn thấy:

Không chỉ tôi mà các SEOer hàng dầu vẫn luôn tin rằng External Link là một trong những yếu tố xếp hạng quan trọng nhất của website, bởi:

Traffic của một website thường được xem là một chỉ số khá “lộn xộn” và khó để các công cụ tìm kiếm đo lường chính xác.

Ấy vậy mà external link lại có khả năng làm chỉ số đó ổn định và dễ đo lường hơn.

Thông thường số liệu traffic được ẩn trong nhật ký của máy chủ riêng. Trong khi đó các external link được hiển thị công khai và rất dễ dàng lưu trữ.

Chính vì vậy mà external link được xem là một số liệu tuyệt vời giúp xác minh mức độ phổ biến của page.

Bạn có công nhận với tôi rằng khi chèn bất cứ một link nào trong bài viết, bạn sẽ chỉ set các link liên quan, bổ sung thêm ý nghĩa cho bài viết chính không? (Trừ khi là bạn đang cố tình spam link vì một mục đích nào khác).

Như vậy hiển nhiên bạn đang chứng minh với Google cũng như người đọc rằng bạn là người góp phần tạo ra một cộng đồng cung cấp kiến thức mang lại giá trị to lớn trên Internet.

Nên nhớ là chỉ liên kết tới các trang web uy tín với nội dung thông tin chất lượng, có liên quan đến nội dung bài viết bạn triển khai.

Tôi sẽ chỉ cho bạn một số tuýp lựa chọn External sáng suốt ngay ở phần kế tiếp….

Khi lựa chọn External Link bạn cần đặc biệt tránh xa các loại link như sau:

  • Link tạo ra không kiểm soát được. Chẳng hạn như liên kết do người dùng tạo ra trong quá trình tương tác trên website – Blog comment
  • Các liên kết đến nội dung được quảng cáo trả tiền.

External Link là gì? Bật mí cách lựa chọn và đặt External link chính xác

Nếu bạn cho phép độc giả chèn hàng chục, hàng trăm link trên web của mình là sai lầm. Bởi nếu làm như vậy, bạn đang biến website của mình trang 1 trang “link farm” dễ dãi, ai cũng có thể lấy backlink.

Công việc của họ rất đơn giản:

  • Việc đầu tiên là tìm ra bài viết của bạn
  • Sau đó để lại bình luận (blog comment) cuối bài viết của bạn, có kèm theo một link out về website bất kỳ.

Nếu bạn không kiểm duyệt, nội dung bình luận sẽ được đăng ngay và nghiễm nhiên họ “gặt hái” được 1 backlink.

Vì vậy, nếu có chức năng bình luận dưới mỗi bài viết, bạn cần đảm bảo mình có khả năng kiểm soát chúng, khi nào đồng ý đăng hoặc quy kết chúng là spam.

Bạn muốn đổ external link sang trang đang quảng cáo trả tiền…. nhưng hầu hết người dùng đến trang quảng cáo, họ sẽ nhận ra mục đích của bạn.

Và họ có xu hướng tắt ngay trang ấy đi, bởi chỉ thấy toàn quảng cáo mà không có thông tin hữu ích nào.

Và nếu bạn vẫn muốn có các external link có chứa nội dung quảng cáo, bạn nên gợi ý rõ ràng cho họ, nếu muốn click họ sẽ tự chủ động. Chứ đừng “treo đầu dê bán thịt chó”.

Trong hai trường hợp trên, nếu gắn external link bạn nên thêm thuộc tính rel = “nofollow” để đảm bảo rằng bạn không truyền đi sức mạnh website của bạn đến các trang web khác, giúp giảm tỷ lệ spam.

#3. Chỉ gắn liên kết đến trang liên quan, chất lượng

Một External link tốt là liên kết đến cách trang web có nội dung liên quan, cung cấp thêm thông tin bổ sung về chủ đề nội dung bài viết của bạn (tại trường hợp này bạn bên để dofollow)

Còn nếu bạn liên kết đến các trang web spam hoặc trang “link fram” thì chắc chắn bạn sẽ bị Google phạt.

Chính vì vậy khi đặt bất cứ external link nào hãy đảm bảo rằng đó là những trang web mà khách hàng muốn ghé thăm.

Một trong những cách bảo vệ PBN cũng như hệ thống vệ tính hưu hiệu là dùng link out ra các trang uy tín.

Tôi sẽ giúp bạn sẽ ra chân dung một số “anh hàng xóm xấu bụng” bạn nên tránh cung cấp external link tới, bao gồm:

  • Website lặp lại nội dung đã có trong bài viết
  • Website đánh lừa người đọc bằng việc sử dụng tài liệu không chính xác, không được kiểm chứng
  • Web chứa phần mềm độc hại, tệp độc hại, đặc biệt là các web khai thác nội dung bất hợp pháp
  • Các liên kết chỉ có mục đích quảng bá cho website khác
  • Website riêng lẻ chủ yếu dùng để bán sản hẩm hoặc dịch vụ cho các website có số lượng quảng cáo lớn.
  • Website yêu cầu thanh toán hoặc đăng ký để xem nội dung có liên quan
  • Web không thể truy cập với số lượng người dùng lớn
  • Liên kết trực tiếp đến các tài liệu yêu cầu các ứng dụng hoặc plugin bên ngoài như Flash hoặc Java để xem content
  • Link đến các trang mạng xã hội, hay các điễn đàn, nhóm thảo luận
  • Link đến blog cá nhân, trang của những người nổi tiếng
  • Các trang chỉ liên quan gián tiếp đến chủ đề của bài viết
  • Link tới nhà sản xuất, nhà cung cấp hay khách hàng

Ngoài ra bạn cũng cần cân nhắc không nên đặt external link trong các trường hợp sau:

#1. Đặt các external link trong danh sách

Bạn có thể đặt external link ở cuối bài viết nơi có chứa danh sách nhúng. Nhưng không nên đặt các external link trong các danh sách này vì chúng chủ yếu dùng để cung cấp thông tin trực tiếp và điều hướng nội bộ.

#2. Liên kết đến trang tiểu sử cá nhân

Với các trang tiểu sử của một ai đó thì thông tin vẫn đang được nghi vấn và chưa xác thực. Nếu không thể xác thực thông tin thì không nên đặt các external links.

#3. Link đến website yêu cầu đăng ký để xem thông tin

Bạn cũng nên tránh chèn các external link đến các trang web yêu cầu đăng ký hoặc trả phí mới có thể xem nội dung. Vì hầu hết người dùng sẽ không thực hiện thao tác này.

Có chăng họ click trong trường hợp chúng là chủ đề chính của bài viết, hoặc là một tài liệu tham khảo cần thiết.

Nhớ là khi chọn external link hãy chọn trích dẫn các nguồn có thẩm quyền cao nhất cho bài viết thay vì một bản sao trên blog của ai đó.

Trong trường hợp có một phiên bản miễn phí có sẵn và không vi phạm bản quyền thì đừng chẳng có lý do gì mà bạn không cung cấp một external link đến ngay trang đó.

#4. Liên kết đến nội dung không phải tiếng Việt

Tất nhiên là bạn đang triển khai các nội dung tiếng Việt, cho người Việt. Vậy khi bạn link sang các trang nước ngoài, đồng nghĩa với việc là họ sẽ phải tốn thêm nhiều thời gian để đọc hiểu tài liệu đó.

Vì vậy, hãy hạn chế external link đến các nội dung không phải tiếng Việt.

Trong trường hợp bạn muốn liên kết đến trang web không phải tiếng Việt, bạn chỉ nên ưu tiên liên kết đến các trang:

  • Trang web chính thức không có sẵn tiếng Việt, hoặc bạn muốn liên kết đến các bài viết bằng ngôn ngữ gốc của nó.
  • Website chứa các công cụ hỗ trợ trực quan như sơ đồ, bản đồ, bản biểu, sơ đồ hướng dẫn không cần sử dụng tiếng Việt. Bạn có thể dễ dàng nắm được thông tin mà không cần đọc đoạn text đó.
  • Link đến trang tài liệu tham khảo viết dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau.

#5. Liên kết đến các trang điều hướng

Đừng nên liên kết đến các trang đã được điều hướng sang 1 url khác. Nếu bạn làm như vậy, sẽ được liệt kê vào danh sách các trang spam.

Để tôi ví dụ cho bạn hiểu.

Ví dụ như trang của bạn đang viết về chủ đề “cách phối quần áo đơn giản”, để làm rõ ý, bạn link đến 1 trang web khác chuyên bán “thời trang công sở”.

Tuy nhiên trang “thời trang công sở” đó lại bị redirect sang trang khác có chủ đề là “xe đạp địa hình”.

Như vậy việc bạn chèn externali link vào bài viết sẽ không còn mang lại giá trị, và người dùng chắc chắn sẽ không cảm thấy “happy”.

#6. Website giàu media

Bạn có thể liên kết đến các văn bản thuần túy hoặc các trang được hiển thị bằng HTML thông thường. Tuy nhiên bạn nên cân nhắc khi chèn liên kết đến các trang định dạng media, bởi chúng thường không tương thích với nhiều loại cài đặt và trình duyệt của người dùng.

Bạn nên:

  • Check xem loại content của trang được liên kết là text/html, text/plain, application/xhtml+xml hoặc một loại content XHTML khác. Bởi vì một số trang chỉ có thể hiển thị bằng các plugin nền tảng như Adobe Flash hay Microsoft Silverlight.
  • Tránh liên kết đến bất kì nội dung nào yêu cầu các phần mềm đặc biệt hoặc tiện ích bổ sung cho trình duyệt. Ưu tiên liên kết đến những trang được hiển thị bằng HTML thông thường.
  • Nếu trang tự động phát nhạc hoặc âm thanh khác khi người dùng truy cập, hãy thêm mẫu {{plays audio}} như một phép lịch sự để tránh gây bất ngờ cho người dùng.

#7. Liên kết đến các trang web video do người dùng gửi

Mặc dù không có lệnh cấm nào đối với liên kết đến trang Youtube hay các trang web video do người dùng gửi. Tuy nhiên các links này phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định.

Nhiều video trên Youtube hoặc các website tương tự không đáp ứng được các tiêu chuẩn để đặt external link. Yếu tố quan trọng đó chính là bản quyền. Các link này nên được đánh giá và xác định các phần mềm bổ sung cần thiết để người đọc xem nội dung.

#8. Tránh đưa ra quá nhiều lập luận cho các luận điểm cụ thể

Nếu bài viết chứa nhiều luận điểm, bạn không nên cung cấp quá nhiều liên kết dẫn chứng cho một luận điểm.

Ví dụ nếu bài viết đang của tôi đang triển khai luận điểm “chèn external link rất quan trọng trong SEO” sau đó tôi cung cấp 3 dẫn chứng để lý giải cho luận điểm này bằng cách chèn 3 external link. Tuy nhiên tôi lại không chèn bất cứ external link nào để giải thích, nếu như vậy sẽ mang lại sự bất công không đáng có cho các quan điểm thiểu số.

Hy vọng thông qua bài viết bạn đã có lời giải đáp cho câu hỏi “external link là gì”. Còn bạn, bạn đã quyết định sử dụng outbound link ngay từ hôm nay chưa?

Đừng từ bỏ bất cứ một yếu tố nào giúp tăng thứ hạng website nhé, nhất là việc cân nhắc sử dụng external link cho web của mình lại không khó chút nào.

Chúc bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)
ALLA

Tăng trưởng kinh doanh ngay hôm nay
với Alla Digital Marketing

Hỗ trợ trò chuyện miễn phí

Từ thứ Hai - thứ Bảy, Sáng 08:00 - Chiều 17:00

Chia sẻ ngay, nếu bạn thấy hữu ích: